.6 – Độ chính xác của dự báo nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối của công ty TNHH atotech việt nam đến năm 2020 (Trang 53 - 58)

Năm Độ chính xác của dự báo Độ chính xác của dự báo mục tiêu 2010 70% >80% 2011 81% >80% 2012 80% >85% 2013 >85%

Nguồn: phòng Cung ứng, ATV

2.4.1.5. Quy định của tập đoàn

An tồn, sức khoẻ, mơi trường

An toàn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong mọi hoạt động. Nhân viên phải tuân thủ các quy định về an toàn nơi làm việc. Điều này tạo hình ảnh và uy tín cho cơng ty.

“One voice” standard

Xuyên suốt hoạt động của tập đồn là tiêu chuẩn “một tiếng nói” nghĩa là các cơng ty thành viên áp dụng một tiêu chuẩn chung và cách thức làm việc giống nhau. Điều đó giúp khách hàng ở mỗi nước khác nhau đều có chất lượng sản phẩm và dịch vụ như nhau. Đây là một lợi thế lớn của Atotech.

Black hole

Các mặt hàng được quy định mức margin >= 60%. Sản phẩm nào có margin <50% được xem là thuộc nhóm black hole, cần phải được ngưng bán hoặc loại bỏ.

Do đó, trước áp lực giảm giá của khách hàng, duy trì được khách hàng đó mà không vi phạm black hole là một thách thức lớn với nhóm Bán hàng.

Quy trình duyệt đầu tư

Đầu tư chỉ được duyệt khi số tiền đã được hoạch định bởi ngân sách. Tuy nhiên, đôi khi, khách hàng đến không theo kế hoạch. Do vậy, các khoản đầu tư cho khách hàng thường bị chậm do phải giải trình cho nhiều cấp. Vì vậy mà cơng ty mất cơ hội kinh doanh vì sự chậm trễ này.

Hối lộ dưới mọi hình thức bị cấm ở Atotech, kể cả hoa hồng cho khách hàng. Điều đó gây khơng ít khó khăn cho việc tương tác với khách hàng và cơ quan nhà nước. Nhiều khách hàng đã bị mất vì khơng có hoa hồng cho người mua.

Cạnh tranh không lành mạnh

Mọi hình thức cạnh tranh khơng lành mạnh như liên kết làm khan hiếm hàng hoá, liên kết làm giá, liên kết độc quyền mua nguyên liệu, buộc khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm của mình… bị nghiêm cấm.

2.4.2. Các yếu tố bên ngồi

2.4.2.1. Mơi trường vĩ mơ

Chính trị, pháp luật

+ Pháp luật

Các yêu cầu pháp luật liên quan đến quản lý hoá chất ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ.

Ngồi Luật Hố chất, dự án sản xuất, kinh doanh hoá chất phải tuân thủ pháp luật về đầu tư, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc nhập khẩu hoá chất phải được khai báo đầy đủ. Các hoá chất nguy hiểm phải được đăng ký trước khi sử dụng và phải tuân theo tiêu chuẩn về an toàn.

Kho lưu chứa hoá chất phải được thiết kế theo đúng quy định về cháy nổ, thơng gió.

Bao bì chứa hóa chất phải tn theo quy định về nhãn hàng hóa. Phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ. Nhãn hàng hóa rõ, dễ đọc và khơng bị rách. Trường hợp nhãn bị mất, phải phân tích, xác định rõ tên và thành phần chính của HC trước khi đưa ra sử dụng hoặc lưu thông.

Việc vận chuyển hoá chất phải tuân theo quy định về phương tiện, cách thức đóng gói, xếp dỡ, và đào tạo con người.

Hoá chất hết hạn sử dụng, sản phẩm rị rỉ phải có biện pháp xử lý phù hợp bởi đơn vị có chức năng.

Pháp luật về quản lý hoá chất ngày càng chặt chẽ từ khâu nhập khẩu, thiết kế nhà kho, lưu trữ, xếp dỡ, vận chuyển, xử lý hoá chất. Để đáp ứng các yêu cầu này, các đơn vị kinh doanh hoá chất phải tiêu tốn nguồn lực như thời gian, nhân lực, tiền

bạc. ATV xem việc tuân thủ pháp luật là ưu tiên hàng đầu nên nỗ lực tuân thủ tất cả các yêu cầu theo quy định pháp luật.

Từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 , RoSH (Restriction of Certain Hazardous Substances -hạn chế vật chất nguy hiểm) được áp dụng hồn tồn tại châu Âu. Nó dùng luật pháp của Châu Âu cấm 06 loại chất đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường và đối với sức khoẻ con người trong quá trình sản xuất : Cadmium (Cd) , Thuỷ ngân (Hg) , Chromium hoá trị 6 , hợp chất của Brom như : PBBs (polybrominated biphenyls) , PBDEs (polybrominated biphenyl ethers) , và Chì (Pb) . Tất cả những sản phẩm chứa một trong 06 chất trên đều không được bán tại Châu Âu. Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, Atotech đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu, phát triển những sản phẩm không bị cấm bởi RoSH.

+ Chính sách

Phát triển công nghiệp phụ trợ được coi là khâu đột phá trong việc phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong quá trình cơng nghiệp hố hiện đại hố. Chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cũng đã được ban hành (Quyết định về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ 12/2011/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2011).

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Phát triển ngành này sẽ giúp giảm nhập siêu, tăng giá trị gia tăng trong hàng hoá, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, việc xác định phát triển công nghiệp phụ trợ theo hướng nào vẫn chưa được làm rõ. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, nếu công nghiệp ô tô phát triển thì sẽ kéo cơng nghiệp phụ trợ đi theo.

Ơng Daisuke HIRATSUKA, Phó chủ tịch điều hành Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) nhận định, số lượng doanh nghiệp ngành chế tạo Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam tăng lên, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam cũng đang tăng lên. Số dự án đầu tư mới tính đến hết tháng 3 năm nay tổng cộng là 1.900 dự án, với số vốn đầu tư lên đến 31,8 tỷ USD. Trong đó, 55.7% số dự án và 83.4% số vốn đầu tư là đầu tư vào ngành sản xuất chế tạo. (Vietnam business forum, 2013).

Theo điều tra của JETRO, tỷ lệ nội địa hoá linh kiện, nguyên phụ liệu ở Trung Quốc và Thái Lan chiếm tới 50~60%, trong khi ở Việt Nam tỷ lệ này chưa đạt tới 30% (27.8%), trong đó chỉ có 45% là mua từ các doanh nghiệp trong nước (Vietnam business forum, 2013).

Về chi phí nhân cơng, theo ơng Daisuke HIRATSUKA, chi phí nhân cơng ở Việt Nam tương đối khiêm nhường và có khả năng cạnh tranh so với các nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, tuy nhiên lại phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu nhiều linh kiện, nên có trường hợp tổng chi phí sản xuất (tổng các chi phí) lại rất cao (Vietnam business forum, 2013).

Tỷ lệ nội địa hố linh kiện cịn tăng nếu nhà nước có chính sách, định hướng phát triển tốt. Điều này nghĩa là tiềm năng cho ngành hố chất cịn rất lớn.

Kinh tế - xã hội

Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3 ngành lớn) kinh tế gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Tỷ lệ phần trăm các ngành theo GDP (ước tính 2012) như hình bên dưới:

Tỷ trọng ngành kinh tế 2012 21.6 40.8 37.6 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Nguồn: https://www.cia.gov Biểu đồ 2.1 – Tỷ trọng của ngành kinh tế Việt Nam năm 2012

GDP từ cơng nghiệp đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế (40.8%) và sẽ tăng theo xu hướng cơng nghiệp hố đất nước. Cơng nghiệp ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 2008-2010 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Cho đến nay, nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Cuối năm 2009,

châu Âu sa lầy vào cuộc khủng hoảng nợ công bước sang năm thứ 5. Khủng hoảng ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam như lạm phát, kinh tế đình trệ.

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đơn vị: % Biểu đồ 2.2 – Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đơn vị: % Biểu đồ 2.3 – Sản xuất công nghiệp từ 2007 đến 8 tháng đầu 2013

Tỷ giá hối đoái (VND so với USD) từ năm 2008 đến năm 2012 tăng đáng kể. Điều này gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu.

Tỷ giá VND so với USD từ năm 2008 đến 2012

0 5000 10000 15000 20000 25000 2008 2009 2010 2011 2012 năm tỷ g Tỷ giá Nguồn: https://www.cia.gov Biểu đồ 2.4 – Tỷ giá VND so với USD từ 2008 đến 2012

Môi trường công nghệ

Công nghệ xử lý bề mặt kim loại hướng tới nguyên liệu thay thế các thành phần khan hiếm và nguyên liệu thân thiện với môi trường. Các chất độc hại dần bị hạn chế sử dụng và bị cấm tại các nước phát triển. Kỹ thuật mạ ngày càng tiên tiến thể hiện ở độ bóng, độ màu, độ cứng bề mặt cao và độ bền mài mòn. Độ bền phun muối đạt lớn hơn 72 giờ là một thành tựu lớn của ngành xi mạ.

Mạ Niken đã phát triển công nghệ mạ như xi mạ niken bóng, mạ niken mờ, mạ niken đen, niken satin, niken hoá học, mạ phi niken, mạ niken vi lỗ...

Mạ crom cứng đạt được việc tạo ra hệ số ma sát thấp, khả năng bảo vệ ăn mòn ở mức cao và chống mài mòn cực tốt.

Mạ kẽm nhúng nóng đạt đến trình độ tạo ra lớp bảo vệ vĩnh cửu cho chất nền nhưng cũng tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm.

2.4.2.2. Môi trường vi mô

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ được tóm tắt như bảng sau, trong đó, chỉ các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Atotech Việt Nam được đề cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối của công ty TNHH atotech việt nam đến năm 2020 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)