Đảm bảo hiệu quả hoạt động xem xét, thẩm tra báo cáo

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 97 - 99)

Để các Ban làm tốt công tác thẩm tra và để đại biểu có thời gian nghiên cứu, nâng cao chất lượng ý kiến phát biểu tại kỳ họp, UBND tỉnh phải quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan liên quan xây dựng và gửi báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết đúng thời gian quy định. Thơng tin phản ánh trong báo cáo phải có độ chính xác cao, đánh giá tình hình phải sát thực, nêu rõ ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Báo cáo phải đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, thực sự có ý nghĩa và tác dụng giúp cho đại biểu nắm bắt tình hình, góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp.

Trong các loại báo cáo do các tổ chức của HĐND chuẩn bị cần đặc biệt chú ý đến chất lượng báo cáo thẩm tra. Để báo cáo thẩm tra có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của từng kỳ họp cần phải nâng cao khả năng và trách nhiệm của từng thành viên tham gia thẩm tra. Các loại văn bản gửi đến cơ quan thẩm tra phải sớm hơn. Báo cáo thẩm tra phải thể hiện được tính phản biện vững chắc, thuyết phục; nêu rõ ý kiến đánh giá của Ban về

những vấn đề thẩm tra, thể hiện rõ quan điểm nhất trí, khơng nhất trí; đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung những vấn đề mà UBND và các cơ quan liên quan báo cáo tại kỳ họp nhưng chưa nêu đầy đủ, chưa đi sâu phân tích nguyên nhân của sự hạn chế, đề ra giải pháp khắc phục. Nêu kiến nghị phải phù hợp với từng cấp, từng ngành, không kiến nghị chung chung. Báo cáo thẩm tra phải là cơ sở quan trọng và gợi mở cho các đại biểu thảo luận, tranh luận, làm sáng tỏ vấn đề. Muốn đạt được điều đó các Ban phải được tham gia ý kiến ngay từ khi bắt đầu dự thảo, có sự đầu tư, khảo sát thực tế, nghiên cứu tài liệu, thực hiện chặt chẽ quy trình thẩm tra theo quy định của pháp luật. Các thành viên của Ban cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia ý kiến vào các nội dung được trình tại kỳ họp, tránh tình trạng phó thác cho Phó ban chun trách. Trong trường hợp cần thiết có thể mời thêm chuyên gia để tư vấn ý kiến về các lĩnh vực chuyên môn quan trọng.

Tại kỳ họp, cần tiếp tục giảm bớt thời gian đọc báo cáo tại hội trường. Những báo cáo lựa chọn trình bày tại hội trường cần thiết thực, ngắn gọn, trọng tâm để dành nhiều thời gian tập trung cho thảo luận tại Tổ, tại hội trường. Cần đổi mới cách thảo luận theo phương châm tất cả các đại biểu đến dự họp đều phải làm việc, suy nghĩ thảo luận, đóng góp ý kiến. Do đó có thể sử dụng thêm một hình thức đó là thảo luận qua phiếu. Thảo luận bằng phiếu sẽ phát huy được dân chủ và tập trung trí tuệ của tất cả các đại biểu.

Để thảo luận có chất lượng, Chủ toạ kỳ họp cần gợi ý cho các đại biểu tập trung vào những vấn đề trọng tâm, vấn đề lớn. Đồng thời gợi mở những vấn đề quan trọng nhưng các đại biểu phát biểu cịn ít hoặc có quan điểm trái ngược nhau. Như vậy mới nắm bắt được những ý kiến chung nhất để đưa ra giải pháp mang tính đột phá và thấy được những nội dung phát sinh mới so với các vấn đề được trình bày trong báo cáo.

Cần bổ sung quy định của pháp luật về chế độ báo cáo, hình thức báo cáo; đặc biệt phải quy định trách nhiệm nếu báo cáo không phản ánh đúng thực trạng hoạt động của cơ quan, đơn vị, đưa nhiều thông tin sai lệch hoặc thiếu thông tin.

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 97 - 99)