Tăng cường phối hợp giám sát với các cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 105 - 107)

- Chủ toạ kỳ họp

3.3.4.1. Tăng cường phối hợp giám sát với các cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương

Trung ương và địa phương

Phối hợp giám sát với các đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc Hội, Đoàn đại biểu Quốc Hội khi các cơ quan này về tỉnh công tác hoặc chủ động tiến hành giám sát và gửi báo cáo kết quả theo đề nghị phối hợp của các cơ quan này là hoạt động rất quan trọng. Việc phối hợp được thực hiện tốt khơng chỉ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc Hội mà còn tránh được chồng chéo trong hoạt động giám sát, tranh thủ được trí tuệ của các đại biểu Quốc Hội trong việc tháo gỡ những vướng mắc cho địa phương. Chính vì vậy cần tăng cường và tranh thủ mối quan hệ phối hợp này.

Do địa bàn rộng, lĩnh vực giám sát, nội dung giám sát nhiều, trong khi đó lực lượng của Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh rất mỏng, vì vậy cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ với HĐND cấp huyện trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát mới có thể đáp ứng được yêu cầu cơng việc. Vì vậy, tuỳ theo tình hình và nội dung giám sát cụ thể, Thường trực HĐND tỉnh có thể đề

nghị (bằng văn bản) với Thường trực HĐND huyện để chủ động giám sát một số nội dung và báo cáo kết quả với Thường trực HĐND. Ngoài ra khi Thường trực HĐND thực hiện giám sát tại địa phương cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND nơi sở tại.

3.3.4.2.Tăng cường phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh

- Thường trực HĐND cần tích cực, chủ động phối hợp với Ban Thường trực MTTQ tỉnh trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát. Để nâng cao chất lượng các cuộc giám sát, khi xây dựng chương trình giám sát Thường trực HĐND phối hợp với UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh và các cơ quan liên quan bàn bạc, thống nhất lựa chọn các nội dung giám sát mang tính chiến lược, có trọng tâm, có tính thời sự và thống nhất ngay từ kỳ họp cuối năm trước. Trên cơ sở đó việc xây dựng chương trình giám sát được tiến hành sớm.

- Trong quá trình tiến hành giám sát mời đại diện Uỷ ban MTTQ tham gia. Thường xuyên trao đổi thông tin về kết quả hoạt động giám sát, về ý kiến kiến nghị của các tầng lớp nhân dân để phục vụ cho hoạt động giám sát.

- Uỷ ban MTTQ tỉnh cần tích cực giám sát việc triển khai thực hiện các kiến nghị qua giám sát, thường xuyên thông tin với Thường trực HĐND về kết quả giải quyết các kiến nghị trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện tốt chế độ tham dự hội nghị và thông tin hai chiều; duy trì thực hiện tốt chế độ giao ban tháng, quý giữa Thường trực HĐND với Uỷ ban MTTQ tỉnh; hàng năm hai cơ quan cần phối hợp tổ chức hội nghị liên tịch vào cuối năm để kiểm điểm mối quan hệ công tác; nhận xét, đánh giá hoạt động của từng cơ quan trong mối quan hệ công tác và trao đổi, thống nhất chương trình phối hợp hoạt động của năm tiếp theo; giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ, hai cơ quan cần phối hợp tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện quy chế và nếu thấy cần thiết thì xem xét sửa đổi, bổ sung quy chế phối hợp cho phù hợp điều kiện thực tế. Để hoạt động giám sát có hiệu quả, HĐND

phải làm tốt công tác phối hợp để thu thập thông tin, dư luận xã hội qua kênh của Uỷ ban MTTQ về nội dung giám sát.

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 105 - 107)