Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 89)

ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Để hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Bắc Giang được đảm bảo cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ vấn đề thể chế, con người đến các điều kiện cơ sở vật chất... nghĩa là phát huy một sức mạnh tổng hợp. Do vậy các giải pháp đưa ra phải mang tính căn bản, tồn diện và đồng bộ. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bắc Giang và những nguyên nhân yếu kém đã nêu, có thể đưa ra một số giải pháp sau:

3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt độnggiám sát của Hội đồng nhân dân giám sát của Hội đồng nhân dân

Đảm bảo hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh yêu cầu trước hết là phải hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát. Mặc dù hiện nay Luật tổ chức HĐND và UBND đã có một chương quy định về chức năng giám sát của HĐND song vẫn cịn nhiều bất cập, thiếu hồn chỉnh, chưa theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn. Do vậy, chưa tạo được hành lang pháp lý đầy đủ để HĐND thực hiện tốt chức năng của mình. Vì vậy trong

thời gian tới Quốc hội cần xây dựng “Luật hoạt động giám sát của HĐND” theo hướng phát huy vai trò và thực quyền của cơ quan dân cử ở địa phương trong việc thực hiện chức năng giám sát. Luật hoạt động giám sát của HĐND cần làm rõ một số nội dung sau:

- Quy định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể thực hiện quyền giám sát. Bên cạnh các mục quy định về hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND như Chương 3 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, cũng cần có một mục riêng quy định cụ thể về hoạt động giám sát của đại biểu HĐND. Nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các đại biểu hoạt động, cũng như để họ phát huy tinh thần trách nhiệm của mình.

- Về đối tượng chịu sự giám sát, cần bổ sung thêm đối tượng giám sát là các Ban của HĐND. Bởi vì, các Ban của HĐND cũng là cơ quan được HĐND trao cho quyền hạn và trách nhiệm nhất định nhằm giúp HĐND thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện.

- Quy định cụ thể hơn nữa hình thức, trình tự, thủ tục giám sát. Xây dựng quy trình giám sát để Thường trực HĐND, các Ban của HĐND ở các tỉnh áp dụng thống nhất khi tiến hành một cuộc giám sát.

- Phân định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ giữa hoạt động giám sát của HĐND tỉnh với các cơ quan, tổ chức khác; giữa hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh với các Ban của HĐND. Việc phân định phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch, khơng bỏ trống, bỏ sót đối tượng cần giám sát, nhưng cũng khơng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan. Đồng thời cũng phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan này.

- Quy định rõ chế tài đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện, thực hiện không đúng các kiến nghị, kết luận sau giám sát.

Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát phải được xác định trên cơ sở áp dụng các chế tài cụ thể đối với các đối tượng khách thể chịu sự giám sát. Việc đưa ra các chế tài cụ thể, nghiêm khắc sẽ buộc các đối tượng chịu sự giám sát phải báo cáo, giải trình và có biện pháp tích cực khắc phục những

vấn đề mà HĐND đã kiến nghị, yêu cầu. Có như vậy mới nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, bảo đảm uy tín cho HĐND.

- Quy định cụ thể về trách nhiệm của UBND, của các cơ quan trong việc chuẩn bị và trình báo cáo, đề án, dự thảo Nghị quyết của HĐND, nhằm đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.

- Quy định rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia Đoàn giám sát. Hiện nay thành viên Đồn giám sát ngồi đại biểu HĐND cịn có sự tham gia đại diện của các cơ quan hữu quan như Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức thành viên, một số cán bộ chuyên môn. Do vậy phải xác định rõ trách nhiệm giám sát của các chủ thể và mức độ tham gia đến đâu của các tổ chức, cá nhân này để bảo đảm tính pháp lý của hoạt động giám sát.

Bên cạnh việc triển khai xây dựng Luật giám sát của HĐND, Quốc hội cũng cần xem xét lại một số quy định của Luật Bầu cử đại biểu HĐND năm 2003. Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu HĐND hiện hành quy định về tiêu chuẩn đại biểu HĐND. So với Luật năm 1989, đã sửa đổi, bổ sung rõ nét hơn ở chỗ quy định các nhóm tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ, uy tín và điều kiện tham gia hoạt động của đại biểu HĐND nhưng hoạt động của HĐND vẫn chưa đáp ứng được lòng mong đợi của cử tri. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do Luật (và các văn bản dưới luật) khơng quy định cụ thể về trình độ học vấn, trình độ chun mơn (tiêu chuẩn quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu). Vì vậy Quốc hội cần sửa đổi điều luật này với những quy định chi tiết hơn và nhấn mạnh người được giới thiệu ứng cử hoặc tự ứng cử đại biểu HĐND các cấp phải có trình độ học vấn, trình độ chun mơn tương ứng với HĐND từng cấp. Số đại biểu sau khi trúng cử phải được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức lý luận chính trị. Có như vậy đại biểu HĐND mới thực hiện tốt được nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 89)