nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Đây là một yêu cầu khách quan và là con đường phát triển hợp quy luật
của nhà nước ta trong thời kì mới - Thời kỳ xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng XHCN, mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đây cũng là bước kế thừa và phát triển nhận thức lý luận của đảng và nhà nước ta trong việc xây dựng nhà nước kiểu mới dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà là một hệ thống các tư tưởng quan điểm và kinh nghiệm thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước của nhân loại gắn liền với phát triển dân chủ, loại trừ chun quyền độc đốn, vơ chính phủ, vơ pháp luận đề cao nhân tố con người, đề cao hiến pháp và pháp luật trong tổ chức quyền lực nhà nước. Hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, tiếp tục tổng kết thực tiễn xây dựng nhà nước trong điều kiện mới; kế thừa và vận dụng những giá trị mới về xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân loại phù hợp với nước ta, đảng và nhà nước ta
đã chính thức sử dụng thuật ngữ "Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trong văn kiện Hội nghị Đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khố VII và trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi một số điều năm 2001). Qua các văn kiện của đảng và nhà nước ta, có thể khái quát một số nội dung cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Và có thể xem đây như là những mục tiêu hành động thể hiện yêu cầu khách quan phải đổi mới và tăng cường hoạt động của cơ quan dân cử:
Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện "Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" (văn kiện
Hội nghị Đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII). Điều 2
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi một số điều năm 2001) khẳng định: "Nhà nước XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngữ trí thức”. Đây là nội dung chỉ rõ bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để góp phần xây dựng nhà nước ta ngày càng thể hiện sâu sắc bản chất nhân dân; quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của nhân dân; nhân dân ủy quyền mà không bị mất quyền, lạm quyền.
Đây cũng là tiêu chí để đánh giá hoạt động của nhà nước phục vụ được nhân dân nhiều hay ít.
Hai là, "Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp" (điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi một số điều năm 2001).
Đây là một trong những nguyên tắc và là tư tưởng chỉ đạo cơng cuộc xây dựng và hồn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta, thể hiện sự phát triển mới về nhận thức lý luận của đảng và nhà nước ta.
Trong chế độ dân chủ và pháp quyền XHCN thì quyền lực nhà nước khơng phải là quyền lực tự có của nhà nước mà quyền lực được nhân dân ủy quyền, nhân dân giao quyền. Vì thế, tất yếu nảy sinh địi hỏi chính đáng và tự nhiên phải kiểm soát quyền lực nhà nước.
Mặt khác, khi ủy quyền cho nhà nước, quyền lực nhà nước, lại thường vận động theo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đầu.
Hơn nữa, quyền lực nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những con người cụ thể thực thi. Không thể khẳng định người được ủy quyền luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì mà nhân dân đã ủy quyền. Vì vậy, kiểm sốt quyền lực nhà nước là một nhu cẩu khách quan từ phía người ủy quyền đối với người được ủy quyền. Hơn thế nữa, quyền lực nhà nước không phải là một đại lượng có thể cân, đong, đo, đếm được một cách rạch rịi, vì nó là một thể thống nhất. Điều đó lại càng địi hỏi phải kiểm sốt quyền lực nhà nước để hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, mâu thuẫn chồng chéo hoặc trùng lặp trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước, hạn chế hiệu lực và hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước được nhân dân ủy quyền.
Ba là, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước thừa nhận vị trí tối thượng của Hiến pháp và luật trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Bởi Hiến pháp và các đạo luật trong mối quan hệ với tổ chức quyền lực
nhà nước là phương tiện để giới hạn quyền lực nhà nước mà nhân dân giao cho. Và do đó Hiến pháp và luật khơng chỉ để quản lý xã hội mà còn để tổ chức và quản lý bản thân nhà nước. Điều đó yêu cầu khách quan các cơ quan dân cử phải tăng cường giám sát để một mặt đảm bảo cho Hiến pháp và các đạo luật của Nhà nước pháp quyền do Quốc hội thơng qua giữ vị trí tối thượng và mặt khác thơng qua giám sát kịp thời phát hiện những lỗ hổng, những quy định khơng phù hợp để tiếp tục hồn.thiện hệ thống pháp luật và nâng cao chất lượng của chúng.
Bốn là, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước đề cao trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân. Đây là một quan hệ chủ đạo
trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Điều đó đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, đề cao trách nhiệm của nhà nước trước cơng dân, chống có hiệu quả tệ nạn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vô trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước. Đặc biệt là những người có chức và quyền hạn. Giám sát của các cơ quan dân cử nói chung, của HĐND cấp tỉnh nói riêng chính là phương tiện đề cao nhân tố con người trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước; nâng cao trách nhiệm và năng lực của đối tượng bị giám sát trong việc phục vụ con người.