Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 78)

của Hội đồng nhân dân tỉnh

- Nhận thức về hoạt động giám sát của HĐND, nhất là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn chưa thật đúng và đầy đủ, một số đại biểu HĐND chưa coi đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với vai trị là người đại diện cho

cử tri và nhân dân tồn tỉnh nên chưa tích cực tham gia thảo luận cũng như tham gia hoạt động chất vấn. Một số cơ quan chức năng khi nhận được ý kiến thảo luận trái chiều có tính phản biện, hay ý kiến chất vấn cịn tỏ ý khó chịu, coi đây là vạch lá tìm sâu hay là soi mói vào việc làm của tổ chức và cá nhân khác mà chưa thấy được đây là hoạt động mang tính xây dựng nhằm thực hiện quyền giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước thấy được những hạn chế để tìm cách khắc phục, để chính quyền ngày càng mạnh lên, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.

- Đại biểu HĐND tỉnh hầu hết làm việc kiêm nhiệm, rất bận công việc chuyên môn, thời gian dành cho hoạt động với tư cách là đại biểu HĐND không nhiều. Tỷ lệ đại biểu làm việc chuyên trách quá thấp, chỉ có 5/84 đại biểu HĐND tỉnh làm việc chuyên trách, đại biểu và thành viên các ban của HĐND làm việc kiêm nhiệm và ít được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng hoạt động giám sát, nhất là hoạt động chất vấn. Đối với đại biểu không giữ chức danh lãnh đạo thì cịn thiếu thơng tin, thiếu hiểu biết về pháp luật, về chính sách của nhà nước và địa phương. Đối với đại biểu giữ chức danh lãnh đạo, những vấn đề cử tri quan tâm, bức xúc lại thường liên quan đến ngành, đến cấp trên, vì vậy khi phát biểu ý kiến cũng như khi chất vấn ngại va chạm nên không tranh luận, dễ thoả hiệp, khơng truy đến cùng. Vì vậy chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn chưa cao.

- Chưa có chế tài xử lý đối với việc thực hiện kiến nghị của HĐND khi giám sát, và việc thực hiện những lời hứa khi trả lời chất vấn. Vì vậy cơ quan chức năng có thực hiện lời hứa sau trả lời chất vấn và thực hiện ý kiến kiến nghị của HĐND khi giám sát hay không, phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức đó và sự đơn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. Nhưng ý thức trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan chức năng và việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo thực hiện của các cấp chính quyền đối với cơng tác này cũng cịn hạn chế dẫn đến hiệu quả giám sát của HĐND chưa cao.

- Việc thực hiện các quy định về mối quan hệ giữa UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND và các cơ quan, tổ chức hữu quan với HĐND, các Ban của HĐND chưa tốt; chưa tạo điều kiện cho các Ban của HĐND nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động của UBND và các cơ quan, tổ chức có liên quan, điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động giám sát của HĐND, các Ban của HĐND.

- Hoạt động của Tổ đại biểu HĐND chưa thường xuyên, chưa phát huy được vai trò của Tổ trong việc tổ chức nghiên cứu pháp luật, chính sách của nhà nước để nâng cao trình độ hiểu biết cho đại biểu. Về cách bố trí thảo luận Tổ, từ kỳ họp thứ 9 nhiệm kỳ 2004-2011 đến nay đã có sự đổi mới hiệu quả hơn, nhưng từ đầu nhiệm kỳ đến kỳ họp thứ 8 của nhiệm kỳ 2004-2011 cách bố trí chưa thật hợp lý, chưa tận dụng hết thời gian cho hoạt động thảo luận tổ, các ý kiến thảo luận của từng Tổ chưa được phản ánh công khai hết tại kỳ họp.

- Văn phịng Đồn ĐBQH và HĐND là cơ quan tham mưu giúp việc cho HĐND và Đồn ĐBQH nhưng lực lượng cán bộ cơng chức, nhất là lực lượng chuyên viên cịn ít.

- Hệ thống pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa thực sự đồng bộ, có chỗ cịn thiếu thống nhất. Các quy định về hoạt động giám sát mới chỉ được quy định trong một chương của Luật tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND và chưa có luật giám sát của HĐND như Luật giám sát của Quốc hội, chưa có chế tài cụ thể nên hiệu quả giám sát ở một số trường hợp chưa cao. Nguyên nhân này làm hạn chế tới hoạt động giám sát của cả các cấp nói chung và HĐND cấp tỉnh nói riêng.

Đánh giá chung: Nhiệm kỳ 2004-2011 và từ đầu nhiệm kỳ đến nay,

hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bắc Giang đã từng bước được cải tiến, đem lại hiệu quả thiết thực. Thông qua hoạt động giám sát, HĐND tỉnh đã nắm được thực trạng hoạt động của cơ quan, tổ chức hữu quan trên địa bàn tỉnh; xác nhận kết quả; chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, tìm ra ngun nhân;

qua đó có những kiến nghị, kịp thời uốn nắn những sai lệch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị được giám sát; đồng thời có đánh giá về hiệu quả, tính khả thi của các quy định của văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của HĐND trong thực tiễn, nắm bắt được những vấn đề nổi cộm, bức xúc mà cử tri và nhân dân quan tâm.... Hoạt động của HĐND tỉnh thời gian qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong thực hiện nhiệm vụ giám sát của HĐND tỉnh cịn khơng ít khó khăn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh chưa đều tay; giám sát có lúc, có nơi cịn mang tính hình thức, tổ chức giám sát chưa thường xun, mới tập trung giám sát vào thời điểm chuẩn bị kỳ họp; nội dung giám sát chưa sâu ở một số lĩnh vực; một số kiến nghị sau giám sát cịn chung chung, việc đơn đốc thực hiện kiến nghị sau giám sát còn hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế là do chưa nhận thức đúng và đầy đủ về thẩm quyền, vai trò, trách nhiệm của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và các đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát. Còn lẫn lộn giữa giám sát và thanh tra, kiểm tra. Tư tưởng nể nang, ngại va chạm, biết nhưng khơng dám nói, hoặc nói có chừng mực, khơng truy vấn đến cùng vẫn cịn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ đại biểu HĐND. Nội dung giám sát của HĐND rất phong phú, có nhiều vấn đề mang tính nghiệp vụ chuyên sâu, trong khi đa số các đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, số đại biểu hoạt động chun trách cịn ít... Để hoạt động giám sát có chất lượng, việc nắm bắt thơng tin nhiều chiều có vai trị rất quan trọng, tuy vậy nhiều cuộc giám sát của HĐND tỉnh cịn q thiếu thơng tin, nhất là thông tin trái chiều do chỉ chủ yếu nghe báo cáo của cơ quan là đối tượng giám sát, sau đó đồn giám sát kết luận, đánh giá. Trước đòi hỏi ngày càng cao, đa dạng, phong phú của thực tiễn, cơng tác giám sát của HĐND các

cấp nói chung và HĐND cấp tỉnh nói riêng cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w