Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang tại kỳ họp

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 55)

tại kỳ họp

- Báo cáo của UBND;

- Báo cáo của TT HĐND, các Ban HĐND; - Báo cáo của TAND, VKSND.

Sau khi nghe báo cáo căn cứ những gợi ý thảo luận tổ do Thường trực HĐND gửi đến, đồng thời thơng qua hoạt động thực tiễn, thơng qua q trình thực hiện chức trách nhiệm vụ, qua giám sát thực tế và nắm bắt thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các đại biểu đã tích cực tham gia thảo luận Tổ. Tại phiên thảo luận, mỗi Tổ thường có từ 8-12 ý kiến. Việc chia tổ thảo luận đã tạo điều kiện cho nhiều đại biểu được phát biểu ý kiến, tổng hợp cả 5 Tổ thảo luận thường có từ 40-60 lượt đại biểu phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề nhất trí, khơng nhất trí với nội dung báo cáo cơng tác của Thường trực HĐND, UBND, Tồ án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh về tất cả các mặt như đánh giá kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, phương hướng, các chỉ tiêu phấn đấu và các giải pháp; yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo cho phù hợp với tình hình thực tế, chỉ rõ nguyên nhân và yêu cầu khắc phục những hạn chế thiếu sót; đồng thời cũng đưa ra nhiều ý kiến về những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà nhân dân và cử tri quan tâm; đề nghị Thường trực HĐND, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các ngành chức năng tiếp thu, xem xét giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Phiên thảo luận tại hội trường, Thường trực HĐND tỉnh linh hoạt điều hành, gợi ý cho các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề mà các tổ cùng chú trọng, những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau, cả những vấn đề mà các tổ chưa phân tích rõ... Khơng khí dân chủ tại phiên thảo luận ở hội trường được thể hiện với những ý kiến đại biểu đăng ký trước và ý kiến đại biểu giơ tay đăng ký phát biểu trực tiếp tại hội trường khi có vấn đề đại biểu quan tâm, vấn đề thấy cần tranh luận trực tiếp để làm rõ

hơn. Mỗi phiên thảo luận tại hội trường thường có từ 5 đến 10 ý kiến phát biểu. Thông qua việc xem xét, cho ý kiến về báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; HĐND tỉnh đã bàn và quyết định nhiều vấn đề trong việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh bằng các Nghị quyết của HĐND thể hiện rõ vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

HĐND giám sát thông qua hoạt động xem xét việc trả lời chất vấn:

* Nguồn ý kiến chất vấn:

- Từ các Đại biểu HĐND;

- Từ kết quả giám sát của TT HĐND, các Ban HĐND; - Từ ý kiến, kiến nghị của cử tri.

* Đối tượng chất vấn:

- Chủ tịch HĐND;

- Chủ tịch UBND, các thành viên UBND, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND;

- Viện trưởng VKSND, chánh án TAND.

Sau khi nhận được câu hỏi chất vấn, các cơ quan chức năng chuẩn bị báo cáo trả lời chất vấn bằng văn bản gửi tới thường trực HĐND tỉnh để chuyển cho các đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu trước khi diễn ra kỳ họp. Tại phiên họp chất vấn, sau khi Thường trực HĐND nêu câu hỏi, đại diện lãnh đạo các cơ quan trực tiếp trả lời. Các đại biểu HĐND tỉnh sau khi nghe trả lời chất vấn, đã có nhiều trường hợp khi thấy vấn đề chưa được trả lời rõ, trả lời vòng vo, chưa thấy rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đã đặt câu hỏi chất vấn trực tiếp để yêu cầu xác định rõ trách nhiệm và biện pháp khắc phục. Quá trình điều hành phiên chất vấn, chủ toạ kỳ họp thường linh hoạt, lường trước các tình huống có thể xảy ra trong q trình chất vấn để có hướng xử lý mềm dẻo, tế nhị tạo được

khơng khí cởi mở giữa người hỏi và người trả lời. Đối với những trường hợp câu hỏi chất vấn trực tiếp tại hội trường địi hỏi có nhiều thơng tin cần phải nghiên cứu thêm mới có thể trả lời thấu đáo được vấn đề, chủ toạ kỳ họp cho phép người trả lời chất vấn được ghi nhận câu hỏi và có văn bản trả lời sau. Thường trực HĐND giao cho các Ban đôn đốc, kiểm tra việc trả lời chất vấn và việc thực hiện lời hứa của các cơ quan chức năng. Cuối phiên họp chất vấn, Chủ tịch UBND tỉnh có bài phát biểu tiếp thu, làm rõ thêm những vấn đề trọng tâm về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội của tỉnh thời gian qua, phương hướng thời gian tới, về những ý kiến chất vấn của đại biểu, kiến nghị của các Ban, các đại biểu HĐND và của cử tri. Những ý kiến chưa được trả lời trực tiếp tại kỳ họp đã được các sở, ngành chức năng tiếp thu, xem xét giải quyết và trả lời bằng văn bản gửi tới Thường trực HĐND tỉnh để tổng hợp gửi tới các đại biểu làm cơ sở báo cáo tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước khi về dự kỳ họp sau. Nhiệm kỳ 2004- 2011 và Từ đầu nhiệm kỳ đến nay tại mỗi phiên chất vấn thường có từ 10 đến 18 ý kiến chất vấn và trả lời chất vấn bằng văn bản và có từ 3 đến 12 ý kiến chất vấn trực tiếp tại hội trường.

Trên cơ sở những số liệu điều tra từ chính những đại biểu HĐND tỉnh và cử tri đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn có thể khẳng định việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp của HĐND tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, làm sáng tỏ, giải quyết nhiều vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị. Các phiên họp chất vấn của HĐND tỉnh được truyền hình trực tiếp để cử tri theo dõi, giám sát và đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân toàn tỉnh, điều này làm cho vai trị, vị trí của HĐND được đề cao, thể hiện tính thực quyền của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

- Đối với việc giám sát thông qua hoạt động xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh, nghị quyết của HĐND cấp huyện.

Giám sát việc ban hành văn bản của UBND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2011 và từ đầu nhiệm kỳ mới đến nay, tuy HĐND chưa tổ chức thành chuyên đề giám

sát nhưng thông qua các hoạt động giám sát khác nhau (Giám sát thường xuyên trước các kỳ họp, Giám sát các chuyên đề) HĐND tỉnh đều chú ý xem xét tới các văn bản quy phạm pháp luật như các quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh ban hành ở nhữnh lĩnh vực đó có đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục cũng như các nội dung có phù hợp với Hiến pháp, pháp luật hay khơng. Những sai sót, tồn tại khi HĐND phát hiện đều kiến nghị UBND điều chỉnh, huỷ bỏ kịp thời.

Giám sát việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện cũng được thường xuyên thực hiện. Nhìn chung các nghị quyết do HĐND cấp huyện ban hành được đánh giá là đã bám sát vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu tập trung vào những vấn đề bức xúc đang đặt ra tại cơ sở, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân nên đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tại địa phương. Quá trình giám sát chưa thấy có văn bản nào có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Vì vậy, trong nhiệm kỳ 2004-2011 và từ đầu nhiệm kỳ mới đến nay, chưa có Nghị quyết nào bị HĐND tỉnh bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên cũng cịn một số văn bản được đánh giá là có nội dung quy định chưa đúng thẩm quyền, hình thức và cách trình bày chưa đúng thể thức văn bản.

- Đối với việc thành lập đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết: Trên cơ sở nắm bắt thơng tin từ tình hình thực tế, lựa chọn những vấn đề bức xúc, những vấn đề nổi cộm mà cử tri và nhân dân trong tỉnh quan tâm, HĐND thành lập đoàn giám sát theo từng lĩnh vực do các Ban của HĐND tỉnh phụ trách, tổ chức giám sát chuyên đề với hàng trăm cuộc giám sát tại các sở, ngành và các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, đi sâu đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, có những kiến nghị xác đáng đối với UBND

tỉnh và các cơ quan chức năng, yêu cầu khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch, Uỷ viên Thường trực, Trưởng ban, Phó ban và thành viên các ban HĐND; Chủ tịch, các phó chủ tịch, thành viên UBND; Thư ký kỳ họp. Tất cả các chức danh này trong nhiệm kỳ 2004-2011 và từ đầu nhiệm kỳ đến nay HĐND chưa phải tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với một cá nhân nào.

Hiệu quả công tác giám sát của HĐND tỉnh trong nhiệm kỳ 2004 -2011 và từ đầu nhiệm kỳ đến nay được đánh giá có chất lượng. Từ hiệu quả cơng tác giám sát của HĐND có tác động tích cực đến kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân điều đó cho thấy hoạt động giám sát của HĐND tỉnh trong thời gian qua đã được cử tri ghi nhận, cần tiếp tục phát huy.

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 55)