- Chủ toạ kỳ họp
3.3.4.3. Tăng cường phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh
UBND tỉnh là cơ quan chấp hành của HĐND, là đối tượng chịu sự giám sát của HĐND. Về mặt pháp lý, không đặt ra vấn đề phối hợp giám sát nhưng trên thực tế, UBND cùng cấp là cơ quan phối hợp giám sát có hiệu quả, nhất là việc phối hợp để cung cấp báo cáo, thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động giám sát, chỉ đạo các cơ quan chun mơn của UBND và cơ quan hành chính cấp dưới trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị của HĐND tỉnh.
Hiệu lực và hiệu quả giám sát phụ thuộc rất lớn vào việc xử lý kịp thời, đầy đủ các kết luận, kiến nghị qua giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND. Để đảm bảo cho việc xử lý các kiến nghị sau giám sát Đoàn giám sát và UBND tỉnh cần thảo luận, trao đổi thẳng thắn những vấn đề cần kiến nghị qua giám sát, trước khi có kết luận chính thức. Từ đó sẽ tạo được sự thống nhất cao trong quá trình giải quyết kiến nghị sau giám sát. Những ý kiến, kết luận, kiến nghị qua giám sát của Thường trực và các Ban, cần phải được tổng hợp và lựa chọn những nội dung trọng yếu, bức xúc, những vướng mắc về cơ chế, chính sách; trên cơ sở đó phối hợp với UBND tỉnh tìm cách tháo gỡ, giải quyết. Bên cạnh đó, phải chủ động phối hợp với UBND chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các kiến nghị của HĐND.
Ý kiến, kiến nghị của cử tri là một kênh thông tin quan trọng phản ánh những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở cơ sở, phát sinh trong q trình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND; phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa HĐND và UBND trong việc đôn đốc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri để vừa bảo đảm được quyền lợi, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời là cơ sở để giải quyết kịp
thời yêu cầu của thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và áp dụng chính sách pháp luật. Phối hợp giải quyết tốt các ý kiến, kiến nghị của cử tri sẽ góp phần nâng cao vai trị, vị thế của HĐND và người đại biểu nhân dân.
Cần phải tích cực đổi mới về hình thức và nội dung phối hợp giữa HĐND và UBND, trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm của cơ quan quyền lực và cơ quan chấp hành. Đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước.
Đối với các vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài Thường trực HĐND tỉnh cần chủ động thơng báo với UBND tỉnh để có chủ trương chỉ đạo giải quyết, đồng thời Thường trực phối hợp với các Ban, Uỷ Ban MTTQ tỉnh, các cơ quan hữu quan của tỉnh, huyện xuống làm việc trực tiếp với đơn vị liên quan để trao đổi, thống nhất hướng giải quyết nhằm tháo gỡ dứt điểm vụ việc.