Xác định khía cạnh hiệu quả kinh tế của hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 45)

Đối với các hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội, để đánh giá hiệu quả phải căn cứ vào tiêu chí so sánh kết quả đạt được với mức chi phí bỏ ra. Đối với hoạt động giám sát cũng vậy, chi phí ở đây bao gồm: chi phí về vật chất sức lực cũng như thời gian mà các chủ thể giám sát bỏ ra khi triển khai hoạt động giám sát... Hiệu quả đạt được phải là những chi phí cho việc giám sát ở mức thấp nhưng phải đủ đảm bảo cho các chủ thể giám sát phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ và năng lực của mình để đạt được những kết quả ở mức cao nhất. Điều này có nghĩa là, phải có chương trình giám sát hợp lý và khoa học để tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của, phải biết lựa chọn những phương pháp ít tốn kém để đạt được mục đích đề ra.

Như vậy, có thể khái quát rằng: Hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát nói chung và hiệu lực hiệu quả giám sát của HĐND nói riêng được thể hiện thơng qua giá trị thi hành và kết quả thực hiện những kết luận, kiến nghị sau giám sát trên thực tế cũng như tác động của nó lên đời sống xã hội của địa phương.

Hiệu quả giám sát không thể xác định một cách chung chung, theo cảm tính và ý thích mà phải bắt đầu từ những con số và sự kiện. Cơ sở để xem xét hiệu quả mà hoạt động giám sát cần dựa trên các con số thống kê: số lượng, tần suất, thời gian, v.v... có thể thu nhận được thơng qua việc thống kê định kỳ (hàng năm và cả nhiệm kỳ), ví dụ như: số lượng các chuyên đề giám sát được thực hiện; số lượng các đoàn giám sát; số lượng các ý kiến chất vấn; thời lượng dành cho hoạt động chất vấn... Tần suất và thời lượng các cơng cụ giám sát được sử dụng sẽ nói lên tính tích cực của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND đối với hoạt động này. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động giám sát còn được đánh giá qua kết quả các cuộc điều tra, khảo sát, thăm dò ý kiến... của các đối tượng có liên quan. Cụ thể như: khả năng áp đặt trách nhiệm; mức độ sâu sát của các chất vấn; chất lượng của các ý kiến trả lời; cảm nhận của công chúng về chất lượng của hoạt động giám sát; mức độ phản ứng với các sự kiện. Do phạm vi và nội dung giám sát của HĐND rất đa dạng nên áp dụng tiêu chí kỹ thuật thuần tuý để đánh giá hiệu lực, hiệu quả là một việc làm rất khó khăn, khi có những đánh giá mang tính chất định tính, đồng thời có những đánh giá kết luận mang tính chất định lượng. Vì vậy, việc kết hợp các loại tiêu chí địi hỏi có sự linh hoạt và tính chun nghiệp của cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 45)