Những hạn chế trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 73)

Kết quả công tác giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2011 và từ đầu nhiệm kỳ mới đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hoạt động giám sát trong thời gian qua cũng còn bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là:

- Đối với việc xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, hoạt động này được thực hiện chủ yếu thông qua phiên thảo luận Tổ và thảo luận hội trường. Thảo luận tổ là hình thức tạo điều kiện cho nhiều đại biểu được phát biểu ý kiến thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của mình đối với các báo cáo công tác của UBND tỉnh và các cơ quan chức năng; phiên thảo luận tổ của HĐND tỉnh đã diễn ra khá sơi nổi với khơng ít ý kiến, nhưng những ý kiến này tập trung chủ yếu ở một số đại biểu là lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể, lãnh đạo một số huyện, thành phố và cịn ít những ý kiến của đại biểu ở cơ sở và đại biểu đại diện cho các lĩnh vực. Số đại biểu chủ động đăng ký phát biểu trong phiên thảo luận tại hội trường cũng chưa nhiều, mà chủ yếu trên cơ sở gợi ý, phân công của tổ trưởng. Về chất lượng các ý kiến trong phiên thảo luận tổ và phiên thảo luận tại hội trường chưa cao, chủ yếu tập trung đánh giá báo cáo cơng tác của UBND tỉnh, chưa có nhiều ý kiến lật ngược vấn đề, mang tính phản biện đối với các báo cáo được trình bày tại kỳ họp; chưa có nhiều ý kiến đánh giá báo cáo cơng tác của Thường trực HĐND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.

- Hoạt động xem xét việc trả lời chất vấn: Nhiệm kỳ 2004-2011 và từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các câu hỏi chất vấn của đại biểu tập trung chủ yếu đối với thủ trưởng các cơ quan chuyên mơn của UBND, rất ít ý kiến chất vấn đối với chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh. Số đại biểu hoạt động kiêm nhiệm có câu hỏi chất vấn gửi về cho thường trực HĐND tỉnh cịn q ít, số đại biểu trực tiếp tham gia thực hiện quyền chất vấn tại kỳ họp chưa được nhiều và chủ yếu tập

trung ở một số ít đại biểu hoạt động tích cực. Bên cạnh những ý kiến chất vấn xác đáng, có chất lượng, cũng cịn một số ý kiến chưa được chuẩn bị chu đáo, chưa đi sâu vào những vấn đề bức xúc đang được cử tri và nhân dân quan tâm, có ý kiến sa vào sự vụ, hỏi chỉ để biết, hỏi một lần mà không truy đến cùng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trả lời chất vấn. Một số đại biểu còn nể nang né tránh, ngại va chạm, mang nặng tư tưởng cấp trên, cấp dưới. Đặc biệt đại biểu là lãnh đạo các cơ quan chun mơn của UBND khơng muốn chất vấn vì sợ làm mất uy tín của những người cùng cấp hoặc sợ người khác sẽ chất vấn lại mình. Một số thủ trưởng cơ quan khơng trực tiếp trả lời chất vấn theo quy định mà cịn giao cho cấp phó trả lời; khi trả lời chất vấn không trả lời thẳng vào nội dung câu hỏi mà giải thích lịng vịng, thường đổ lỗi cho yếu tố khách quan, hoặc trả lời chung chung, đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan khác, không thấy rõ trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao; có trường hợp khi trả lời chất vấn lại đi sâu báo cáo thành tích của ngành mình, né tránh việc trả lời trực tiếp những nguyên nhân gây nên tồn tại, hạn chế và biện pháp khắc phục. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong thời gian giữa 2 kỳ họp ít được đại biểu HĐND quan tâm. Hiệu quả của hoạt động giám sát thông qua xem xét việc trả lời chất vấn chưa cao, bởi chất vấn và trả lời chất vấn không chỉ dừng lại ở việc tìm ra nguyên nhân, quy rõ trách nhiệm mà quan trọng hơn là thực hiện lời hứa khi trả lời chất vấn, nhưng không phải lời hứa nào cũng được thực hiện nghiêm túc.

- Theo quy định của luật Tổ chức HĐND và UBND thì việc xem xét các văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh, nghị quyết của HĐND cấp huyện là một trong những hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND. Tuy nhiên, hoạt động này cũng còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở việc thông qua hoạt động giám sát khi phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật có sai phạm thì kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ hoặc

Thường trực HĐND giao cho Văn phịng Đồn ĐBQH và HĐND rà soát và đánh giá trong báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của HĐND tỉnh chứ chưa tổ chức thành chuyên đề giám sát.

- Giám sát theo hình thức thành lập Đồn giám sát chưa nhiều, mới chỉ dừng lại ở việc thành lập Đoàn giám sát do các Ban của HĐND phụ trách tập trung cho giám sát chuyên đề và giám sát chuẩn bị kỳ họp. Trên thực tế có những vấn đề lớn, những vấn đề bức xúc, phạm vi liên quan đến chức năng nhiệm vụ của nhiều Ban HĐND, nếu thành lập Đoàn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND để trực tiếp tiến hành giám sát thì chắc chắn hoạt động giám sát sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn và tồn diện hơn.

- Những thơng tin mà Ban của HĐND tỉnh thu thập được thông qua hoạt động giám sát cũng còn khiêm tốn, một vài báo cáo kết quả giám sát chuyên đề, báo cáo thẩm tra của Ban HĐND tỉnh tính phản biện chưa cao. Hoạt động giám sát của Ban HĐND thông qua tổ chức nghiên cứu, xử lý và xem xét việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân chưa được nhiều. Việc thực hiện ý kiến, kiến nghị của các Ban HĐND khi giám sát còn hạn chế, hiệu quả giám sát chưa cao.

- Đại biểu HĐND chủ yếu tham gia tiếp xúc cử tri trước kỳ họp HĐND và báo cáo kết quả kỳ họp của HĐND tỉnh tại kỳ họp HĐND cấp huyện mà ít có hoạt động tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, tiếp xúc cử tri ở nơi làm việc và nơi cư trú. Có đại biểu cịn vắng mặt hoặc chưa chuẩn bị kỹ nội dung khi tiếp xúc cử tri, việc trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri của một số đại biểu chưa đáp ứng yêu cầu.

Một phần của tài liệu Hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 73)