của nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Trong xã hội ta, nhân dân là người sáng tạo lịch sử, nhân dân là nguồn gốc của quyền lực. Hiến pháp 1946 qui định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hồ. Tất cả quyền bính trong nước là của tồn dân Việt Nam”. Đến Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) tại Điều 2 cũng khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của HĐND cấp tỉnh là một trong những biện pháp cần thiết và khơng thể thiếu. Có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Chính thơng qua hoạt động giám sát của HĐND bảo đảm cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhân dân địa phương, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương phép nước, khắc phục tính cục
bộ địa phương, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối đạo đức, tham nhũng, quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nước. Đây chính là điều kiện bảo đảm vững chắc cho quyền lực của nhân dân được thực hiện trong thực tế.
Ở đâu và chừng nào, mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ công chức đặt dưới sự giám sát của Quốc hội, HĐND thì khi ấy quyền lực nhà nước mới thực sự thuộc về nhân dân. Ở đâu, chừng nào, quyền giám sát của Quốc hội, HĐND bị xem nhẹ hoặc bị xâm hại thì khi ấy quyền lực của nhân dân khơng được đảm bảo và có thể trở thành hình thức. Và trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay, muốn xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì trước hết phải nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.