chấp hành, thực hiện các kiến nghị giám sát
Thông qua giám sát, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND với tư cách là chủ thể giám sát có quyền đưa ra các kiến nghị
sau giám sát và sau đó cần phải có sự đơn đốc, theo dõi việc thực hiện nghị quyết và các kiến nghị đó. Khi áp dụng tiêu chí này để đánh giá hiệu quả giám sát cần căn cứ vào mục đích, nội dung, đối tượng và phạm vi giám sát. Hiệu quả của giám sát đạt được ở mức độ nào phụ thuộc rất lớn vào ý thức, thái độ tuân thủ các kiến nghị gián sát và tổ chức thực hiện các kiến nghị đó trên thực tế của các đối tượng giám sát, hiệu quả giám sát ở đây sẽ được xác định thông qua việc các đối tượng bị giám sát thực hiện các kiến nghị đó ở mức độ nào các quan hệ xã hội có liên quan được thay đổi ra sao... Ở đây, cần dựa trên các kết quả cụ thể để nhìn nhận, đánh giá, xác định từ khía cạnh sức mạnh tác động của các kiến nghị giám sát và mức độ tuân thủ của các đối tượng giám sát. Nếu sau khi các hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND được triển khai, các kiến nghị giám sát được đưa ra, các đối tượng chịu sự giám sát tuân thủ một cách nghiêm chỉnh và các vấn đề được giám sát có chuyển biến theo nội dung những kiến nghị, có tác động tích cực đến đời sống kinh tế-xã hội và tâm lý của nhân dân thì điều đó cho thấy, hoạt động giám sát của HĐND đã có hiệu quả.