quyền địa phương
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của BMNN nói chung và chính quyền địa phương nói riêng. Việc đổi mới theo hướng tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm cho chính quyền địa phương, đảm bảo phân cấp giữa Trung ương và địa phương như quan điểm của Đảng đề ra. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã nhận mạnh: "Thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phương đi đơi với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát…”.
“Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp” [16, tr.54].
Theo tinh thần trên, việc nâng cao tính chủ động, vai trị quản lý nhà nước, xây dựng bộ máy chính quyền địa phương thật sự trong sạch vững mạnh là một yêu cầu bức thiết. Bởi lẽ, đây là những cơ quan trực tiếp, tiếp xúc hàng ngày, hàng giờ với nhân dân; trực tiếp liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân; song cũng rất dễ xâm hại tới
quyền tự do và lợi ích của họ nếu như những cơ quan này vi phạm pháp luật trong khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Để đáp ứng yêu cầu trên, phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó cần hồn thiện và phát huy hơn nữa cơ chế giám sát giúp các cơ quan nhà nước ở địa phương thực hiện đúng và đầy đủ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Do vậy, việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể tiến hành giám sát là một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra hiện nay.