Khái quát về điều kiện tự nhiê n xã hội của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 38 - 40)

Đà Nẵng là một thành phố cảng biển lớn nhất miền Trung, thuộc vùng Trung trung bộ trải dài từ 15°55' đến 16°14' vĩ độ Bắc và từ 107°18' đến 108°20' kinh độ Đơng. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đơng giáp biển Đơng. Trung tâm thành phố cách thủ đơ Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách kinh đơ thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Đà Nẵng hiện nay là 1.255,53 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48 km2. Đất ngoại thành rộng và chưa khai thác là điều kiện thuận lợi để thành phố tiếp tục chỉnh trang đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư.

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 m - 1.500 m, có độ dốc lớn, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ mơi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố có dân cư đơng đúc

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Với một vị trí đặc biệt thuận lợi Đà Nẵng có bờ biển dài gần 100 km, có vịnh nước sâu, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200 m, tạo thành vành đai nước nơng rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế biển tổng hợp và giao lưu với nước ngồi. Bờ biển có nhiều bãi biển đẹp như bãi biển Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Xuân Thiều; cùng với nhiều danh thắng nổi tiếng như Ngũ Hành Sơn, Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, Núi Chúa, Bà Nà (có hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới: cáp treo dài nhất, có độ chênh lệch cao nhất) đã trở thành điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách tới đây. Với hai cảng biển lớn: cảng Tiên Sa, cảng sông Hàn vừa rộng, vừa sâu là một điều kiện thuận lợi cho các tàu thuyền trọng tải lớn ra vào. Hiện nay, cảng Tiên Sa có khả năng tiếp nhận cùng lúc nhiều loại tàu có trọng tải lớn như tàu tổng hợp lên đến 45.000 tấn, tàu container 2000 TEUs và tàu khách 75.000 GRT [53, tr.72-73]. Mặt khác, do có nhiều con sơng chảy qua nên số lượng cầu phục vụ cho giao thông và phát triển KT - XH của thành phố cũng ngày càng gia tăng, tiêu biểu như cầu Sông Hàn (cầu quay duy nhất ở Việt Nam), cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước (cầu dây vòng dài nhất Việt Nam) và đang xây dựng cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý với tổng vốn đầu tư mỗi cầu là 1.500 tỷ đồng dự kiến hoàn thành vào năm 2013.

Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, Đà Nẵng là đầu mối giao thông quan trọng (kể cả về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không) nối liền hai miền Bắc và Nam. Đà Nẵng nối với Tây Nguyên qua quốc lộ 14B và là cửa ngõ quan trọng ra biển Đông của Tây Nguyên và các Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma đến các nước và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây. Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay hiện đại, có quy mơ lớn, có khả năng phục vụ các loại máy

bay thương mại cỡ lớn, là trạm trung chuyển, quá cảnh của nhiều hãng hàng không trong nước, khu vực và thế giới. Ngồi ra Đà Nẵng cịn là trung tâm của sáu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc Cung đình Huế và Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.

Với vị trí địa - kinh tế hết sức thuận lợi của Đà Nẵng là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện cho thành phố phát huy nội lực để phát triển kinh tế, phấn đấu trở thành trung tâm KT - XH của vùng trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên. Đặc biệt, trong bối cảnh hợp tác, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, nó giúp cho Đà Nẵng mở rộng giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh, khu vực và vùng kinh tế trong cả nước cũng như với nước ngoài, để Đà Nẵng từng bước khẳng định một cách vững chắc bằng những nỗ lực khơng mệt mỏi của mình trong q trình xây dựng và phát triển thành phố.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 38 - 40)