trận và nhân dân
Với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, mọi hoạt động của Nhà nước và xã hội đều trên cơ sở quy định của
pháp luật thì hệ thống pháp luật trở thành thông tin cốt yếu trong mọi hoạt động của xã hội. Do đó, để Nhà nước pháp quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vì lợi ích của nhân dân thì mọi thơng tin phải được cơng khai, minh bạch. Nói khác đi, cơng dân có quyền được biết tất cả những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, được thông tin những vấn đề cần thiết, gắn liền với cuộc sống hằng ngày và mọi việc của quốc gia (trừ những vấn đề bí mật quốc gia) phải được cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Thế nhưng thực tế thời gian qua, quyền tiếp cận thông tin của nhân dân chưa đạt được thực hiện như mong muốn. Cơ hội tiếp cận thông tin của Mặt trận và nhân dân từ các cơ quan Nhà nước thường gặp rất nhiều khó khăn. Quyền được thơng tin của người dân có lúc, có nơi bị hạn chế. Việc tiếp cận thông tin do các cơ quan Nhà nước nắm giữ vẫn cịn rất khó khăn, kể cả những yêu cầu chính đáng của Mặt trận trong việc cung cấp thông tin để thực hiện chức năng giám sát và PBXH. Vì vậy, tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan công quyền chưa được thực hiện, Mặt trận và nhân dân chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận thông tin. Nên trong việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH chưa đủ chứng cứ, lý luận và gặp nhiều khó khăn trong q trình triển khai thực hiện dẫn đến hiệu quả giám sát và phản biện chưa đạt kết quả như mong đợi; cịn đối với nhân dân thì chưa nắm bắt được nhiều thơng tin nên trong quá trình thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra cịn gặp nhiều khó khăn bất cập.
Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nêu trên là do hiện nay quyền Hiến định về đảm bảo thơng tin của nhân dân chưa được cụ thể hóa thành luật, bên cạnh đó thì nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức về quyền tiếp cận thông tin và trách nhiệm công khai thông tin cho nhân dân cịn rất hạn chế. Nhiều cán bộ, cơng chức xem việc sở hữu thơng tin là “độc quyền” của riêng mình, sợ cơng khai sẽ gây khó khăn cho chính mình trong q trình
giải quyết cơng việc với nhân dân.
Để cho Mặt trận và nhân dân nắm bắt được thơng tin và có cơ sở trong việc thực hiện giám sát và PBXH, thì trong thời gian tới Đảng, Nhà Nước cần tăng cường tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận thông tin cho Mặt trận và nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể là:
Cần cơng khai, minh bạch thông tin, mở rộng và làm thơng thống các kênh thơng tin, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng chúng có điều kiện và cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin, tư liệu về vấn đề yêu cầu giám sát và phản biện. Mặt trận phải xác định rõ những nội dung mà mình sẽ tiến hành giám sát và phản biện để từ đó thu hút các ý kiến tham gia góp ý của quần chúng nhân dân. Thông tin phải kịp thời, trung thực tồn diện và phải được cơng khai từ khi dự thảo văn bản, tránh tình trạng thơng tin “chuyện đã rồi”; “gạo đã nấu thành cơm” khi đó thơng tin đưa ra chỉ mang tính hình thức, lúc đó chỉ là sự hợp thức hóa của các cơ quan lãnh đạo.
Để tạo điều kiện và cơ hội cho Mặt trận và nhân dân thì các thành viên có thể lắng nghe được tiếng nói từ người dân và các cơ quan chức năng thì cần phải phát triển loại hình thơng tin trực tuyến trên mạng Internet, báo điện tử, thiết lập hệ thống các Website của mỗi cơ quan công quyền. Phát huy vai trị của báo chí, phát triển Chính phủ điện tử như dân hỏi Bộ trưởng trả lời, v.v.. nhằm giúp người dân nắm bắt được các thông tin liên quan đến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cần phải có cơ chế lắng nghe và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Mặt trận, của các tầng lớp nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt trận phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, tổng hợp ý kiến, đề nghị, kiến nghị của cử tri, các tầng lớp nhân dân, dư luận trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thường trực MTTQ các cấp tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin thông qua báo cáo của MTTQ cấp dưới, của các tổ chức thành viên,
thông tin từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, của HĐND, các cơ quan truyền thông đại chúng và các đơn thư, ý kiến phản ánh trực tiếp của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời tổ chức các hòm thư tiếp nhận ý kiến của nhân dân ngay từ cơ sở và ý kiến của cán bộ công chức viên chức thông qua các đồn thể tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, v.v..
Cần tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền giám sát và phản biện của mình đối với tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Thông tin là cơ sở, điều kiện của giám sát và phản biện, vì giám sát và phản biện phải có các chứng cứ, chứng minh việc ban hành văn bản, thực thi đúng hay không đúng pháp luật của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. Thông tin để nhân dân biết các dự thảo, quy định, các dự án và các văn bản pháp luật, giám sát đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, phản biện đối với những dự thảo về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trong điều kiện thơng tin như hiện nay, muốn có những ý kiến phản biện đúng, chính xác thì địi hỏi phải có hệ thống thông tin tốt, nhanh nhạy, nắm bắt ý kiến, kiến nghị của cử tri, dư luận xã hội. Bên cạnh đó phải có hệ thống phân tích, đánh giá xử lý thông tin trên cơ sở khoa học để chắt lọc lấy thơng tin nào thật sự đúng, là tiếng nói chính thống của đa số quần chúng nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc các cấp cần quy định chế độ thông tin, báo cáo về giám sát và phản biện trong hệ thống, đồng thời xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan Đảng, chính quyền, đồn thể trong việc cung cấp thơng tin, bảo đảm cho Mặt trận và nhân dân có đầy đủ thơng tin kịp thời, chính xác làm căn cứ để giám sát và PBXH.
Các cấp ủy và chính quyền cần tơn trọng và tiếp thu những góp ý đúng đắn trong quá trình giám sát và phản biện của mặt trận và nhân dân, từ đó có
văn bản trả lời tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung vào văn bản luật để làm căn cứ khi triển khai thực hiện.