Chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 26 - 30)

Trong các chức năng của MTTQ Việt Nam thì chức năng giám sát là một trong những chức năng quan trọng của Mặt trận. Việc thực hiện chức năng quan trọng đó của MTTQ Việt Nam cũng nhằm để góp phần hồn thiện

chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sát hợp với thực tiễn của đời sống xã hội, đem lại lợi ích tối đa cho Nhà nước, cộng đồng và các tầng lớp nhân dân. “Mặt trận và các đồn thể nhân dân là thành tố góp phần tạo nên thế vững vàng của đất nước, của chế độ, là thành tố của một thiết chế xã hội dân chủ”; “Mặt trận quan trọng và cần thiết trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc và cả trong xây dựng chủ nghĩa xã hội” [54, tr.58].

Chức năng giám sát của MTTQ Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp 1992, tại Điều 9: “Mặt trận giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức nhà nước” [70, tr.4]. Cũng tại Hiến pháp 1992, Điều 8 quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải... chịu sự giám sát của nhân dân” [70, tr.4]. Luật MTTQ Việt Nam, ngày 26/6/1999 quy định rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam tại Điều 12: “Hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam là giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho cơng tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước, nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân” và “MTTQ Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật” [55, tr.4]. Chức năng giám sát của Mặt trận được tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ X: “Nhà nước ban hành và bổ sung pháp luật để MTTQ và các đồn thể nhân dân thực hiện tốt vai trị giám sát và PBXH” [33, tr.43].

Để thực hiện chức năng giám sát, MTTQ phải thực hiện nhiệm vụ theo dõi, xem xét, phát hiện, kiến nghị những việc làm không đúng, không phù hợp với nội dung của đường lối, chính sách đã được ban hành. Cụ thể là các hoạt động của tổ chức đảng các cấp và đảng viên; của các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ công chức nhà nước; của Quốc hội, HĐND các cấp, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức

thuộc các cơ quan này trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; về tư cách, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, đại biểu dân cử và đảng viên. Việc thực hiện chức năng giám sát đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, kiến nghị khắc phục những sai sót, yếu kém trong q trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật.

MTTQ Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động giám sát như:

Một là, MTTQ Việt Nam thực hiện chức năng giám sát các hoạt động

của cơ quan Nhà nước bao gồm: hoạt động của Quốc hội, HĐND, hoạt động xây dựng pháp luật, quản lý, điều hành và thực thi pháp luật của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của các cơ quan tư pháp. MTTQ Việt Nam đã chủ động phối hợp với ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành từng bước cụ thể hóa thành cơ chế giám sát trong một số đối tượng, chuyên ngành thông qua việc xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết liên tịch. Mặt trận cịn tham gia xem xét, đánh giá q trình cất nhắc và sử dụng cán bộ và đặc biệt là đánh giá tư cách đạo đức cán bộ và những vấn đề dân sinh khác.

Mặt trận tham gia xây dựng kế hoạch giám sát HĐND các cấp. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, thường trực HĐND đều mời đại diện của Mặt trận tham gia. Trên cơ sở nắm bắt ý kiến của cử tri, Mặt trận có ý kiến đóng góp vào những vấn đề có nhiều bức xúc, như xây dựng cơ bản, giải quyết chế độ cho những người có cơng với nước, đền bù giải toả mặt bằng. Ngoài ra, Mặt trận cịn có ý kiến đóng góp về phương thức tiến hành giám sát như thế nào cho hiệu quả. Mặt trận góp phần cùng HĐND xây dựng một kế hoạch giám sát có tính khả thi và đáp ứng được những điều bức xúc mà nhân dân mong muốn giải quyết. Sau khi xây dựng được kế hoạch giám sát, đại diện Mặt trận được HĐND mời tham gia giám sát. Với tư cách là tổ chức đại diện

cho quyền lợi của nhân dân, Mặt trận góp phần làm hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra trong q trình giám sát.

Hai là, giám sát hoạt động đại biểu dân cử, Mặt trận đã thực hiện giám

sát trên những nội dung cơ bản. Trước hết là giám sát việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước, chấp hành các quy ước ở khu dân cư. Sự giám sát về nội dung này là rất cần thiết vì thực tế, có những cán bộ được đánh giá là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phát huy tác dụng tốt ở cơ quan, đơn vị, nhưng ở khu dân cư, bản thân và gia đình lại thiếu gương mẫu, chưa gần gũi nhân dân, chưa tích cực tham gia các phong trào ở địa phương. Một nội dung quan trọng mà Mặt trận chú trọng trong quá trình giám sát đại biểu dân cử là giám sát việc tiếp thu, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân. Nhân dân mong muốn đại biểu phải nắm bắt và phản ánh kịp thời, trung thực những kiến nghị của nhân dân. Thu thập - phản ánh - xử lý - phản hồi là những công đoạn mà đại biểu phải làm đối với kiến nghị của cử tri.

Mặt trận giám sát đại biểu trong việc đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Với tư cách là người đại diện cho nhân dân, đại biểu dân cử phải đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri. Ngồi những nội dung trên, Mặt trận tập trung giám sát đại biểu dân cử trong việc tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tổ chức công việc tiếp dân theo phân công.

Ba là, giám sát cán bộ, công chức nhà nước được thực hiện theo Nghị

quyết liên tịch giữa Chính phủ và Uỷ ban Trung ưng MTTQ Việt Nam (số 05 ngày 21/4/2006) ban hành Quy chế giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư. Theo quy chế này, mọi cán bộ, công chức, đảng viên cư trú hoặc làm việc ở khu dân cư (thôn, tổ dân phố) đều chịu sự giám sát của nhân dân thông qua MTTQ về hoạt động, phẩm chất, đạo đức, lối sống, mối quan hệ và trách nhiệm chấp hành chính sách, pháp luật và các quy định của khu dân cư.

MTTQ giám sát cán bộ, cơng chức cịn được quy định cụ thể trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 với hình thức “lấy

phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do HĐND cấp xã bầu”, đó là Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND do Ban Thường trực UBMTTQ cấp xã chủ trì tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm. Giám sát cán bộ, công chức theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 26 - 30)