trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay
1.2.2.1. Đối tượng của giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổquốc Việt Nam hiện nay quốc Việt Nam hiện nay
Đối tượng giám sát của MTTQ Việt Nam được quy định tại điều 12 của
Luật Mặt trận: “MTTQ Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật” [55, tr.4]. Mặt trận giám sát mọi hoạt động, hành vi của cơ quan Nhà nước và của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực thi chức trách quản lý xã hội, quản lý Nhà nước về đối nội và đối ngoại cũng như trong việc ban hành, tổ chức thi hành pháp luật; giám sát thi hành, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Chức năng giám sát của Mặt trận cũng được tiến hành trong hành lang pháp lý do luật quy định.
Pháp luật hiện nay chưa có quy định MTTQ có chức năng giám sát Đảng, nhưng Điều lệ Đảng quy định Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và chịu sự giám sát của nhân dân. Nghị quyết Đại hội X của Đảng xác định, nhân dân, Mặt trận giám sát đảng viên, nhận xét, phê bình tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.
Đối tượng PBXH của MTTQ Việt Nam đó là các tổ chức Đảng và Nhà
nước với những việc cụ thể gồm các dự thảo đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trước khi ban hành.
1.2.2.2. Phạm vi của giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổquốc Việt Nam hiện nay quốc Việt Nam hiện nay
Phạm vi giám sát của MTTQ Việt Nam được thể hiện trên các lĩnh vực như sau: Một là, Mặt trận tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà
v.v.. Hai là, Mặt trận tham gia giám sát việc ban hành các chính sách, chế độ chính sách, pháp luật, văn bản pháp quy của cơ quan Nhà nước nói chung trực tiếp là các quyết định của HĐND và UBND ở địa phương. Ba là, Mặt trận tham gia giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật của cơ quan và cán bộ công chức Nhà nước. Bốn là, Mặt trận tham giám sát các hoạt động tư pháp.
Phạm vi PBXH của Mặt trận chủ yếu ở hai trường hợp: Đối với các dự
thảo chủ trương, đường lối, chính sách, quyết định lớn của Đảng. Phát hiện các điểm chưa hồn thiện, thậm chí sai sót, hoặc khơng cịn phù hợp trong đường lối, chính sách, quy định pháp lý, v.v.. đang được thực hiện trong thực tế, để lực lượng cầm quyền có những điều chỉnh, sửa đổi hoặc thay đổi chính sách cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.