phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng
2.3.2.1. Những hạn chế trong thực hiện chức năng phản biện xã hộicủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng
Một là, do PBXH chưa được luật hóa và đưa vào trong Luật Mặt trận
cho nên một số cán bộ Mặt trận thành phố trong quá trình thực hiện chức năng PBXH thì vẫn chưa nắm rõ nội dung, đối tượng, phạm vi, yêu cầu và phương thức thực hiện PBXH. Phần lớn còn lúng túng trong hướng dẫn, chỉ đạo phản biện cho nên PBXH của Mặt trận thành phố thời gian qua cịn mang tính hình thức, hiệu quả phản biện chưa cao, nội dung phản biện chưa cụ thể vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra trên địa bàn thành phố.
Hai là, do cơ chế chưa được ban hành cho nên việc phối hợp giữa Mặt
trận thành phố với các tổ chức thành viên trong thực hiện chức PBXH còn chưa rõ; nhất là cơ chế phối hợp giữa chủ thể phản biện với các cơ quan, tổ chức với tư cách bên nhận sự phản biện còn chưa được xác định đầy đủ; vì vậy, chưa xác định thật rõ ràng quyền và nghĩa vụ của chủ thể phản biện cũng như quyền và nghĩa vụ của chủ thể nhận sự phản biện.
Ba là, về đội ngũ cán bộ Mặt trận thì có một số cán bộ chưa ngang tầm
với nhiệm vụ, tính chuyên sâu chưa cao; năng lực nhìn nhận, phân tích vấn đề, đánh giá và kết luận trong quá trình PBXH cịn hạn chế. Tính chủ động, sáng tạo của một số cán bộ Mặt trận chưa được phát huy đúng mức. Vì vậy, khi tham gia vào quá trình phản biện chưa đủ lý lẽ, lập luận và chưa đưa ra được ý kiến xác đáng, khoa học nên đôi lúc ý kiến phản biện của Mặt trận thành phố không được các cơ quan Đảng, Nhà nước chấp nhận.
Bốn là, MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng chưa phát huy tối đa
năng lực thực sự trong việc thực hiện chức năng PBXH, chưa bao quát hết các dự thảo chủ trương, chính sách, pháp luật, đề án quan trọng trên các lĩnh vực thuộc phạm vi PBXH. Cơng tác phối hợp trong xây dựng pháp luật, chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu, việc các cơ quan liên quan gửi dự thảo lấy ý kiến phản biện của Mặt trận thường quá gấp, không đủ thời gian và cơ sở để góp ý, cho nên có những dự thảo Mặt trận phản biện theo
hình thức “chiếu lệ”, thậm chí có những dự thảo khơng có ý kiến phản biện của Mặt trận.