Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách bảo đảm thực hiện chức năng giám sát và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 74 - 77)

chính sách bảo đảm thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận ở địa phương

Luật MTTQ Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999, từ đó đến nay nhìn chung, Luật đã đi vào đời sống xã hội và được kiểm nghiệm trong thực tiễn hoạt động của Nhà nước và MTTQ Việt Nam. Cũng từ đó đến nay, vai trị của MTTQ Việt Nam được nâng cao trong sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần xây dựng và từng bước hồn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. MTTQ Việt Nam được củng cố và mở rộng về tổ chức, tập hợp, vận động, đoàn kết ngày càng rộng rãi các tầng lớp nhân dân phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, thực hiện tốt mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Sau hơn 10 năm thực hiện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức và hoạt động của Mặt trận đã có nhiều chuyển biến, được Đảng, Nhà nước và nhân dân thừa nhận. Tuy nhiên, nhiều quy định của Luật còn chưa theo kịp với sự phát triển của đất nước, của HTCT, nhiều điểm còn bất cập với thực tiễn. Đặc biệt là trong hoạt động giám sát và PBXH của Mặt trận. Để tạo điều kiện cho Mặt trận thực hiện tốt chức năng giám sát và PBXH của mình thì Đại hội X của Đảng đã đề ra chủ trương: “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt giám sát và PBXH” [33, tr.124], và cần phải “Xây dựng quy chế giám sát và PBXH của MTTQ, các tổ chức CT - XH và nhân dân đối với việc tổ chức hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ” [33, tr.135].

Tuy nhiên, nếu chủ trương chỉ dừng lại ở chủ trương mà khơng thể chế hóa chủ trương đó thành luật, cụ thể hóa vào luật thì MTTQ Việt Nam nói chung và MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng nói riêng khó có thể phát huy vai trị, chức năng, nhiệm vụ của mình.

Hiện nay, có thể nói chức năng giám sát và PBXH của MTTQ mới chỉ dừng lại ở chủ trương của Đảng, mà chưa được Nhà nước thể chế hóa thành luật, vì vậy cơ chế pháp lý cho hoạt động giám sát và PBXH chưa được xác định một cách rõ ràng, đầy đủ. Mặt trận chưa có tiếng nói “độc lập”, có trọng lượng tác động tới chính quyền, nhất là khi phản ánh những hành vi sai trái của cán bộ chủ chốt trong bộ máy Đảng và chính quyền. Nhiều nơi, tổ chức Mặt trận vẫn chưa thốt khỏi tình trạng hoạt động cầm chừng, thiếu đổi mới, trở thành một “cái bóng” của chính quyền, khơng bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Chính vì vậy, Nhà nước cần sớm thể chế hoá những chủ trương của Đảng vào Luật MTTQ Việt Nam, tạo hành lang pháp lý cho Mặt trận các cấp thực hiện tốt chức năng giám sát và PBXH, đồng thời từng bước hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, bổ sung Luật MTTQ Việt Nam cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công cuộc đổi mới đất nước.

Để cho mặt trận có cơ sở pháp lý thực hiện tốt chức năng giám sát và PBXH, trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, cần hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm sự thống nhất trong HTCT về hoạt động giám sát và PBXH của Mặt trận:

Thống nhất kiến nghị Quốc hội sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 theo tinh thần kết luận số 20 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành TW khóa XI nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sức mạnh của các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước đã nêu rõ trên nguyên tắc: bổ sung làm rõ vai trò MTTQ trong việc động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình; đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; chăm lo lợi ích của các tổ chức thành viên; thực hiện vai trò giám sát và PBXH theo tinh thần Cương lĩnh của Đảng.

Trên cơ sở sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992, tiếp tục kiến nghị Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật MTTQ Việt Nam phù hợp với Hiến pháp mới.

Bộ Chính trị cần ban hành Quy chế giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam, để Mặt trận sớm có cơ chế thực hiện.

Hai là, cần quy định những nội dung cụ thể vào Quy chế giám sát và

PBXH của Mặt trận:

Cần xác định rõ chủ thể, đối tượng giám sát và PBXH: Bao gồm MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức CT - XH các cấp. Đối tượng giám sát xã hội là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân của bộ máy Đảng và Nhà nước. Đối tượng phản biện là dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị, các văn bản pháp luật, các chương trình, dự án, đề án của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia.

Cần xác đinh rõ phạm vi và nội dung giám sát và PBXH của Mặt trận là hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền và các cơ quan tư pháp về việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật, chủ trương chính sách, quy chế, quy định; các văn bản quy phạm pháp luật; công tác tổ chức bộ máy và cán bộ của cơ quan Nhà nước. Việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phong cách, đạo đức, lối sống của đảng viên; đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND và cán bộ công chức nhà nước là những nội dung về kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v.. có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, đến tổ chức bộ máy nhà nước, đến quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam.

Cần quy định rõ hình thức giám sát và PBXH phù hợp với từng đối tượng giám sát PBXH.

Cần quy đinh rõ điều kiện, cơ chế xử lý kiến nghị kết quả giám sát PBXH thơng qua việc quy định cụ thể trình tự xem xét, xử lý các kiến nghị bảo đảm kịp thời, nhanh chóng và đạt hiệu quả thiết thực về trách nhiệm của tổ chức và cá nhân người đứng đầu khi nhận được kiến nghị, thời gian trả lời kiến nghị, v.v..

Về nguồn lực nhân sự để MTTQ tổ chức tốt hoạt động giám sát và PBXH đó là sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, các cá nhân tiêu biểu, tổ chức thành viên của Mặt trận, các hội đồng tư vấn và các cộng tác viên là các chuyên gia trên các lĩnh vực, các hoạt động chuyên môn của các tổ chức thành viên, hội viên, đồn viên trong cơng tác giám sát và PBXH.

Ba là, Đảng cần có chỉ thị về việc Mặt trận tham gia giám sát và PBXH,

ban hành Quy chế giám sát và PBXH của Mặt trận, để Mặt trận tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Có cơ chế lắng nghe, tiếp thu xử lý các ý kiến kết luận giám sát và PBXH có liên quan đến vai trị lãnh đạo của Đảng. Chỉ đạo các cơ quan Nhà nước, phối hợp với Mặt trận xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát theo quy định của pháp luật.

Cần thể chế hoá về mặt ngân sách kèm theo là việc kiện toàn tổ chức bộ máy để Mặt trận đủ ngân sách hoạt động mà không phụ thuộc cơ chế “xin - cho” từ phía cơ quan nhà nước. Sớm ban hành “Luật về quyền được thông tin” của người dân, để công dân làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội và có thơng tin, cơ sở để thực hiện tốt chức năng giám sát và PBXH. Cần xây dựng và ban hành Luật trưng cầu dân ý nhằm tạo cơ sở pháp lý để mở rộng quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân được tham gia quản lý xã hội, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 74 - 77)