Cơ chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 35 - 38)

Việt Nam hiện nay

Cơ chế hoạt động giám sát của UBMTTQ Việt Nam, theo pháp luật

hiện hành và Nghị định 50/CP, ngày 16-08-2001 của Chính phủ quy định, có ba hình thức sau:

Thứ nhất, Mặt trận vận động nhân dân giám sát chủ yếu tập trung vào việc chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Ban TTND. Cơ quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ giám sát kiểm tra, thanh tra ở địa phương có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, tiếp thu kiến nghị của UBMTTQ Việt Nam cùng cấp, của Ban TTND và ý kiến của các tầng lớp nhân dân thông qua MTTQ Việt Nam. Khi cần thiết, cơ quan nhà nước có trách nhiệm mời đại diện Ban TTND tham gia giám sát, thanh tra, kiểm tra. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp với MTTQ Việt Nam cùng cấp hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và bảo vệ công dân khi họ thực hiện quyền giám sát của mình [2, tr.83].

Thứ hai, Mặt trận tham gia giám sát với HĐND. Khi thực hiện nhiệm

vụ giám sát HĐND có trách nhiệm mời đại diện Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam cùng cấp tham gia xây dựng kế hoạch giám sát của HĐND; mời đại diện Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam cùng cấp tham gia hoạt động giám sát; cung cấp thơng tin có liên quan đến cơng tác giám sát của HĐND cho UBMTTQ Việt Nam cùng cấp; tạo điều kiện để đại diện Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam đưa kiến nghị liên quan đến nội dung giám sát [2, tr.84].

Thứ ba, Mặt trận tự mình chủ động giám sát, trong trường hợp UBMTTQ

tiếp nhận, cung cấp thơng tin và giải trình những vấn đề liên quan theo yêu cầu của UBMTTQ Việt Nam khi tiến hành hoạt động giám sát; cử đại diện tham gia hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam khi UBMTTQ Việt Nam đề nghị; xem xét, giải quyết kiến nghị của MTTQ về việc biểu dương, khen thưởng người tốt; xem xét, giải quyết, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật và thông báo kết quả cho UBMTTQ Việt Nam [2, tr.84].

Cơ chế PBXH của MTTQ Việt Nam hiện nay là thực hiện sự phối hợp

chặt chẽ giữa chủ thể phản biện (MTTQ) và đối tượng chịu phản biện (tổ chức Đảng và Nhà nước), phải có sự hợp tác tích cực từ hai phía. Cả chủ thể phản biện và đối tượng chịu phản biện cần phải thống nhất về nội dung, thời gian, quy trình phản biện để có được kết quả tốt nhất. Chủ thể phản biện thể hiện tốt vai trị của mình, có trách nhiệm với những ý kiến phản biện của mình. Đối tượng chịu phản biện phải cung cấp đầy đủ, chính xác thơng tin, tơn trọng và có trách nhiệm tiếp thu nghiêm túc những ý kiến phản biện hợp lý, phản hồi thông tin kịp thời cho chủ thể phản biện. Đồng thời, Đảng tăng cường vai trị lãnh đạo của mình đối với hoạt động PBXH của Mặt trận, ban hành chủ trương, nghị quyết, chỉ thị; chỉ đạo Nhà nước luật hoá những chủ trương của Đảng đã đề ra, từ đó tạo hành lang pháp lý để MTTQ phát huy tốt vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình, chủ động đề xuất, trực tiếp tổ chức thực hiện PBXH một cách có hiệu quả.

Kết luận chương 1

Giám sát và PBXH là nhu cầu khách quan để phát triển của bất cứ xã hội nào. Đặc biệt là trong xã hội dân chủ văn minh như ngày nay thì giám sát và PBXH được coi là hoạt động khơng thể thiếu và đó cũng là dấu hiệu đặc trưng của việc thực thi nên dân chủ, bởi vì khơng thể có dân chủ trong một xã hội khơng có giám sát và phản biện và ngược lại. Thông qua hoạt động giám sát và PBXH đã góp phần đưa lại kết quả tích cực trong việc hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của giai cấp cầm quyền

nói chung, của đảng cầm quyền và nhà nước nói riêng. Trên cơ thực hiện giám sát và PBXH mà khắc phục những hạn chế của căn bệnh chuyên quyền, lạm quyền, lộng quyền, chủ quan, duy ý chí của các lực lượng cầm quyền. Ở nước ta hiện nay, trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền thì việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH của MTTQ lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w