Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 40 - 48)

phố Đà nẵng

Về tình hình phát triển kinh tế: Năm 1975, hịa bình lập lại, Đà Nẵng là

thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù cịn lắm khó khăn nhưng cơng cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt được nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới (Sau năm 1986). Đến ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thơng qua nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Thàng phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng vào ngày 01/01/1997 và chính thức trở thành đơn vị hành chính mới bao gồm địa giới hành chính thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hịa Vang và huyện đảo Hồng Sa, trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Đến ngày 15 tháng 7 năm 2003, thành phố chính thức trở thành đơ thị loại I cấp quốc gia. Đến nay,

thành phố Đà Nẵng gồm có 6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ (năm 2005, một phần huyện Hòa Vang được tách ra và thành lập nên quận mới là quận Cẩm Lệ) và hai huyện: Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa; với tổng cộng 45 phường và 11 xã.

Theo kết quả điều tra dân số 2009 tại thời điểm 1/4/2009 thì tổng dân số thành phố Đà Nẵng là 822.069 người, xếp thứ 43 về dân số, mật độ dân số đứng thứ 13 cả nước. Năm 2011 ước là 951.684 người; trong đó nam 461.963 người, nữ 489.721 người, thành thị 828.660 người, nông thôn 123.024 người [13, tr.19]. Đà Nẵng là địa phương có tỷ lệ dân cư sống tại khu vực thành thị cao nhất nước, tính từ tổng điều tra dân số năm 1999 đến 2009 trong vòng 10 năm qua dân số Đà Nẵng tăng 1,3 lần, bình quân tăng 2,6% mỗi năm.

Việc Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại I năm 2003 cùng với Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu, đồng tâm của toàn HTCT và các tầng lớp nhân dân thành phố Đà Nẵng đã khai thác mọi tiềm năng và lợi thế, phát huy nội lực, tăng cường sự hợp tác đầu tư để phát triển KT - XH góp phần tăng lợi thế tạo thêm chất xúc tác cho Đà Nẵng phát triển một cách bền vững và đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thành phố (theo giá so sánh 1994) hàng năm không ngừng tăng lên. Năm 2005: 6.236,31 tỷ đồng; năm 2006: 6.776,1 tỷ đồng; năm 2007: 7.545,4 tỷ đồng; năm 2008: 9.373,56 tỷ đồng; năm 2009: 10.477,87 tỷ đồng; năm 2010: 11.826,59 tỷ đồng và năm 2011 đạt 13.114,89 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2005 - 2011 là 11,53%/năm. Nếu tính từ khi thành lập cho đến nay (1997 - 2011), tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố là 11,43%/năm. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với bình quân cả nước là 6,61%/năm. Với tốc độ tăng trưởng liên tục

trong nhiều năm đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp dân cư cho nên thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người của năm 2011 đạt 41,00 triệu/người tăng gần 9 lần so với năm 1997 là 4,69 triệu/người.

Về cơ cấu kinh tế, Đà Nẵng đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng

tiến bộ và hiện đại, Thành phố đã tập trung phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải, dịch vụ thương mại - du lịch, dịch vụ tài chính - ngân hàng, dịch vụ bưu chính - viễn thơng và các ngành cơng nghiệp như: Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, cơng nghiệp may mặc, cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp bia rượu và nước giải khát, v.v.. là hai lĩnh vực có thế mạnh của thành phố nên cơ cấu các ngành kinh tế của Đà Nẵng 14 năm qua đã chuyển dịch dần sang hướng hiện đại, tức là: Dịch vụ - công nghiệp và xây dựng rồi mới đến nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2011 cho thấy, khu vực Nông - Lâm - Thủy sản giảm đều qua các năm, riêng khu vực công nghiệp và dịch vụ có sự điều chỉnh qua từng giai đoạn nhỏ, song về cơ bản khu vực dịch vụ vẫn lớn hơn khu vực công nghiệp, để rồi tạo ra một cơ cấu ổn định là: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp là hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và lợi thế của thành phố, đó chính là một cơ cấu ngành kinh tế hiện đại.

Đà Nẵng đã quan tâm đến việc chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Cùng với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế Nhà nước thì Đà Nẵng đã có cơ chế và chính sách khuyến khích mạnh mẽ đối với sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, đặc biệt là chính sách đất đai, chính sách thuế và việc giảm các thủ tục hành chính phiền hà. Nhờ đó mà các thành phần kinh tế ngồi nhà nước đã có sự phát triển nhanh và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của kinh tế thành phố. Sau 14 năm tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước ở Đà Nẵng đã

giảm 17,76%; khu vực kinh tế ngồi nhà nước tăng 18,86%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,06%.

Sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã nhận thức lại những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức. Từ đó, Đà Nẵng đã có sự tập trung đầu tư để khai thác các mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu, tận dụng các cơ hội và né tránh các thách thức đưa nền kinh tế Đà Nẵng phát triển nhanh theo hướng hiện đại và hướng mạnh vào xuất khẩu, Đà Nẵng đã khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tăng cường cơng tác tiếp cận thị trường, để từ đó tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thuộc nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.

Đối với công nghiệp thành phố Đà Nẵng đã xây dựng chương trình phát

triển các sản phẩm công nghiệp bao gồm các sản phẩm: Lốp ô tô, thủy sản đông lạnh, quần áo may sẵn, xi măng, giày các loại, điện - điện tử, v.v.. Đà Nẵng đã xây dựng tương đối hồn chỉnh 6 khu cơng nghiệp với diện tích hơn 1.576,8 ha và đã thu hút được trên 349 dự án, vốn đăng ký ước đạt 618,1 triệu USD và hơn 96 ngàn tỷ đồng. Trong đó có một số dự án có giá trị sản xuất khá lớn như: Vinatex, Công ty cao su Đà Nẵng, Nhà máy Mabuchi (Nhật Bản), ITG (Hoa Kỳ), Dây cáp điện Tân Cường Thành, Nhà máy sản xuất lắp ráp điện tử Việt Hoa, v.v.. Nhìn chung ngành cơng nghiệp của thành phố Đà Nẵng trong những năm qua không ngừng phát triển, tạo ra nhưng sản chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và có uy tín trên thị trường trong nước và ngồi nước.

Về nơng nghiệp, thành phố đã tập trung hiện đại hóa cơ sở vật chất phục

vụ cho sản xuất, và chuyển sản xuất nông nghiệp sang hướng tạo ra các sản phẩm sạch và chất lượng cao để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của thành phố. Hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu được kiên cố hóa, giao thơng nơng thơn và giao thông nội đồng được xây dựng, thuận tiện cho việc vận chuyển các sản phẩm làm ra đến nơi chế biến, tiêu thụ. Các tiến bộ mới về

khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là về giống cây trồng và con vật nuôi, về thức ăn, về phương pháp canh tác, về bảo vệ thực vật và động vật luôn được thành phố khuyến khích người dân sử dụng, bên cạnh đó thành phố đã hình thành vùng sản xuất lúa năng suất cao với diện tích 2.500 ha, vùng trồng rau an tồn và hoa tươi hơn 100 ha, với giá trị bình quân từ 200 - 300 triệu đồng/ha/năm. Cùng với nông nghiệp, Đà Nẵng cũng rất coi trọng phát triển ngành khai thác hải sản. Cho đến nay, thành phố đã tổ chức được 91 tổ, đội khai thác hải sản với 572 tàu hoạt đọng hỗ trợ trên biển, trong đó có 54 tổ đánh bắt xã bờ, đồng thời thành phố cũng chú trọng đầu tư phát triển các ngành dịch vụ phục vụ nghề khai thác đánh bắt như: xây dựng cảng cá, âu thuyền, khu công nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản để sớm đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực.

Về dịch vụ, thành phố coi đây là thế mạnh và tập trung đầu tư lớn cho

việc phát triển lĩnh vực này, nhất là du lịch, thương mại, ngân hàng và bảo hiểm. Thành phố đã tập trung xây dựng các khu du lịch đẹp, có giá trị về nhiều mặt. Quy hoạch lại, nâng cấp mới hệ thống các chợ ở cả khu vực thành thị và nông thôn theo hướng văn minh, thuận tiện, thành phố cũng đã xây dựng nhiều trung tâm thương mại. Mạng lưới ngân hàng được mở rộng và phát triển với 134 chi nhánh điểm giao dịch, về dịch vụ bảo hiểm phát triển với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu của thành phố tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 1997 kim ngạch xuất khẩu của thành phố mới đạt 154,6 triệu USD, thì các năm sau đó được tăng lên rất nhanh cụ thể là: năm 2000 là 235,3 triệu USD, năm 2005 là 348,6 triệu USD, năm 2008 là 557,2 triệu USD, năm 2010 là 633,6 triệu USD và đến năm 2011 đã đạt con số 770,8 triệu USD [13, tr.205]. Như vậy có thể nói kim ngạch xuất khẩu của thành phố qua 14 năm (1997 - 2011) đã tăng 4,98 lần, chính điều đó là kết quả minh chứng cho sự phát của thành phố.

Về sức cạnh tranh của nền kinh tế, từ năm 2005 đến nay, Đà Nẵng luôn

nhất về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [91]. Việc Đà Nẵng luôn đạt thứ hạng cao như vậy là nhờ môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện; chính sách phát triển đối với khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngồi thơng thống; thủ tục hành chính được cải cách và đơn giản hóa; kết cấu hạ tầng được đầu tư hiện đại và đồng bộ; khả năng tiếp cận đất đai dễ dàng, v.v.. đây là những yếu tố cơ bản tạo ra tính cạnh tranh cho nền kinh tế thành phố. Để thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư vào thành phố, Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, triển khai các dự án đầu tư, cũng như việc nâng cấp và xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn theo hướng đồng bộ và hiện đại.

Về vấn đề xã hội, có thể xem Đà Nẵng là một thành phố điển hình về

giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Điểm nổi bật của sự phát triển xã hội ở Đà Nẵng là hướng tất cả mọi hoạt động xã hội vào dân và vì dân, hướng tới mục tiêu công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong những năm qua Đà Nẵng đã không ngừng đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ, coi giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu của sự phát triển thành phố với mục tiêu nhanh chóng tạo dựng một xã hội học tập trên địa bàn và đã sớm hình thành cho thành phố một nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng kịp thời các yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa và hội nhập quốc tế; đảm bảo cho thành phố có một tiềm lực khoa học đủ mạnh, có khả năng tiếp cận với những tiến bộ mới của khoa học - công nghệ thế giới, cũng như giải quyết thành công các vấn đề khoa học công nghệ do thực tiễn phát triển của thành phố Đà Nẵng đặt ra. Việc thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm thu hút những người thực sự giỏi, có năng lực về làm việc tại các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu và các cơ quan của thành phố được chú trọng, vì thế thành phố đã có 2203 cán bộ có trình độ trên đại học, trong đó có 247

người có học vị tiến sĩ (Số liệu điều tra của Trung tâm Thông tin KH&CN thành phố Đà Nẵng, tháng 12/2009).

Xây dựng và phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ đủ mạnh, đồng thời đảm bảo khả năng tiếp thu, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại, từng bước chuyển giao làm chủ những công nghệ mới tạo bước đột phá trên một số lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực liên quan đến sự phát triển của thành phố, như công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, chế biến, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ mơi trường. Nhờ đó, Đà Nẵng đã nhanh chóng có được một nguồn nhân lực có chất lượng tốt và thực sự trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, một trung tâm khoa học - công nghệ lớn của đất nước.

Đối với cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người dân đã được thành phố chú trọng và cải thiện. Để đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân thì bên cạnh việc tăng nguồn vốn đầu tư cho y tế, đặc biệt là đầu tư cho việc mở rộng và nâng cấp các bệnh viện, các cơ sở y tế đã có, cũng như xây dựng các bệnh viện, các cơ sở y tế mới từ nguồn ngân sách của Nhà nước, thành phố Đà Nẵng cịn chú trọng thực hiện xã hội hóa y tế, vì thế bên cạnh hệ thống cơ sở y tế của Nhà nước, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn xuất hiện khá nhiều cơ sở y tế ngồi cơng lập để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Ở Đà Nẵng một số vấn đề xã hội nổi cộm trên địa bàn được tập trung giải quyết một cách kiên quyết hiệu quả đem lại sự phấn khởi và niềm tin cho nhân dân như chương trình “thành phố 5 khơng” (khơng có người mù chữ trong độ tuổi, khơng cịn hộ đói, khơng có người lang thang xin ăn, khơng có người nghiện ma túy trong cộng đồng, khơng có giết người để cướp của). Hiện nay, mỗi năm Đà Nẵng giải quyết việc làm cho hơn 30 nghìn lao động, số người nghiện ma túy, số vụ giết người cướp của giảm hẳn. Đặc biệt đến nay thành phố đã khơng cịn hộ đói. Nhằm phát huy hơn nữa các kết quả đã

đạt được, thành phố Đà Nẵng tiếp tục điều chỉnh hai trong năm mục tiêu của chương trình “thành phố 5 khơng” giai đoạn 2009 - 2015 để phù hợp tình hình mới. Mục tiêu "khơng có hộ đói" sẽ là "khơng có hộ nghèo theo chuẩn thành phố"; mục tiêu "khơng có người mù chữ" sẽ là "khơng có học sinh bỏ học ở cấp tiểu học và trung học cơ sở".

Sau chương trình “thành phố 5 khơng” Đà Nẵng đã mạnh dạn đề ra chương trình “thành phố 3 có” (Các hộ dân có nhà ở, người lao động có việc làm, người dân có nếp sống văn hóa văn minh đơ thị). Có thể nói việc đề ra chủ trương đúng đã khó, nhưng triển khai thực hiện để có hiệu quả tốt càng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 40 - 48)