trình sau giám sát và phản biện của các cấp ủy Đảng và chính quyền trước Mặt trận và nhân dân
Trong việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH của MTTQ thì có thể nói rằng việc phản hồi ý kiến và giải trình là một trong những khâu quan trọng của quá trình giám sát và phản biện. Tuy nhiên, cho đến nay thì Mặt trận vẫn chưa có cơ chế phản hồi và trách nhiệm giải trình sau giám sát và phản biện. Vì vậy, sau khi tiếp nhận đơn thư, ý kiến, đề nghị của cử tri và các tầng lớp nhân dân thì Mặt trận chuyển thẳng đến cơ quan có thẩm quyền chờ giải quyết và các cơ quan có thẩm quyền nhận lại đơn thư của Mặt trận cũng chưa có quy định gì ràng buộc trong việc bắt buộc phải phản hồi cho Mặt trận và nhân dân biết.
Để việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH đạt kết quả thì chúng ta cần phải xây dựng cơ chế phản hồi và trách nhiệm giải trình sau giám sát và
phản biện của các cấp ủy Đảng và chính quyền trước Mặt trận và nhân dân như sau:
Khi các cấp ủy Đảng và chính quyền nhận được kiến nghị kết quả giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam thì có trách nhiệm:
Một là, xem xét, xử lý và trả lời tổ chức đã có kiến nghị kết quả giám
sát và PBXH trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Hai là, trong trường hợp tổ chức đã kiến nghị kết quả giám sát và
PBXH không tán thành với việc xử lý kết quả phản biện hoặc không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức được phản biện trong thời hạn nêu trên thì có quyền gửi kiến nghị kết quả giám sát và phản biện đến các cấp ủy Đảng và chính quyền cấp trên. Các cấp ủy Đảng và chính quyền cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét, xử lý và trả lời cho tổ chức có kiến nghị kết quả phản biện được biết trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Ba là, trong trường các cấp ủy Đảng và chính quyền cấp trên khơng
xem xét, xử lý và trả lời trong thời hạn nêu trên hoặc tổ chức đã kiến nghị kết quả giám sát và PBXH không tán thành việc xử lý kết quả giám sát và phản biện xã đó thì kiến nghị lên tổ chức cấp trên trực tiếp của tổ chức mình để báo cáo lên Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam hoặc Ban Thường vụ Trung ương xem xét, xử lý.
Các cấp ủy Đảng và chính quyền với tư cách là chủ thể được phản biện thì cần có quyền và trách nhiệm đề nghị MTTQ thực hiện việc giám sát và phản biện đối với đường lối, chủ trương, chính sách, dự án, đề án thuộc thẩm quyền xây dựng, ban hành của cơ quan, tổ chức mình từ khi khởi thảo đến khi kết thúc. Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần tơn trọng và tiếp thu tồn bộ kết quả giám sát và phản biện và trả lời bằng văn bản để chủ thể giám sát và phản biện biết. Khi cần thiết thì phải đối thoại trực tiếp, giải trình cụ thể trước
Mặt trận và nhân dân về những nội dung, kiến nghị giám sát và phản biện khi Mặt trân và nhân dân yêu cầu làm rõ. Mặt khác, các kiến nghị về giám sát và PBXH của MTTQ phải được các cấp ủy Đảng và chính quyền tiếp thu và giải trình đầy đủ trước khi đề án được ban hành. Có như vậy, hoạt động giám sát và PBXH của Mặt trận mới thực sự góp phần làm cho chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước sát hợp với thực tiễn của đời sống xã hội, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.