Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 60 - 61)

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng

Để phát huy tốt vai trò của Mặt trận trong việc thực hiện chức năng giám sát thì vấn đề đặt ra địi hỏi Mặt trận phải có một hệ thống cơ chế giám

sát hoàn chỉnh. Mặc dù về chức năng, nhiệm vụ giám sát của Mặt trận đã

được ghi trong Hiến pháp 1992, tại Điều 9, sau đó Luật MTTQ Việt Nam, ngày 26/6/1999, đã thể chế hóa Hiến pháp 1992 và chỉ mới quy định “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật” [55, tr.4]. Cụ thể hóa nội dung này, Nghị định 50/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật MTTQ Việt Nam.

Tuy nhiên, những quy định pháp luật về giám sát của Mặt trận chủ yếu mới dừng lại ở những quy định chung, có tính chất khung; chưa có những quy định cụ thể và đầy đủ về trách nhiệm, cơ chế, hiệu quả pháp lý, cũng như những điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát của Mặt trận; còn thiếu các quy định và chưa rõ về phạm vi, chủ thể, đối tượng giám sát, cơ chế tiếp thu và trả lời; chế độ chính sách đối với cán bộ Mặt trận chưa hợp lý và chậm được khắc phục, điều kiện phương tiện làm việc cịn hạn chế và chưa có các quy định dưới luật để hướng dẫn và tổ chức thực hiện, cho nên trong quá trình thực hiện chức năng giám sát của MTTQ Việt Nam nói chung và MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng nói riêng vẫn cịn gặp rất nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập trong hoạt động giám sát. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải sớm cụ thể hóa thành quy phạm pháp luật về cơ chế giám sát, cơ chế tiếp thu, trả lời và cần phải được luật hóa, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như phạm vi, chủ thể, đối tượng giám sát, có như vậy thì Mặt trận thành phố mới có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện chức năng giám sát một cách hiệu quả.

Các hoạt động giám sát chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục. Giám sát thường chỉ thực hiện khi có các vấn đề bức xúc, nổi cộm trong nhân dân, được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin hoặc nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo đề cập tới thì lúc đó Mặt trận mới nghiên cứu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền liên quan xem xét, giải quyết. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ, nhận thức cho cán bộ Mặt trận và phải thấy được tầm quan trọng của việc giám sát, đồng thời Mặt trận phải tích cực, chủ động giám sát, hoạt động giám sát phải được tiến hành thường xuyên liên tục, khơng né tránh, cả nể vì quen biết, mà giám sát phải được thực hiện một cách trung thực, khánh quan và đúng luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w