Xây dựng quy trình, quy phạm bảo đảm thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận ở địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 77 - 78)

giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận ở địa phương

Để nhằm thực hiện tốt hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam thì Đảng phải lãnh đạo đề ra chủ trương, đường lối; Nhà nước phải tiến hành luật hóa những nội trọng tâm của q trình thực hiện hoạt động giám sát và PBXH của Mặt trận. Cụ thể là phải xác định phạm vi, trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi cấp, mỗi cá nhân. Để thực hiện chức năng giám sát và PBXH đòi hỏi Mặt trận phải xây dựng quy trình, trình tự giám sát và phản biện thống nhất từng cấp để có những quy chế, quy định chặt chẽ. Phải có định hướng

nội dung, hình thức giám sát và PBXH. Giám sát, phản biện phải có nơi, có chỗ, có người nói, có người nghe. Phạm vi, quy mô, nội dung giám sát và PBXH phải được tính tốn, cân nhắc kỹ lưỡng sao cho phù hợp với mục đích giám sát, phản biện trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đúng với pháp luật và sát với thực tiễn.

Trong thực hiện chức năng giám sát và PBXH cần phải có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về đối tượng, phạm vi, nội dung, phương thức, quy trình, cách thức tiếp thu ý kiến về giám sát và PBXH. Trên cơ sở luật của Quốc hội (hoặc văn bản pháp lý khác) phải đưa giám sát và PBXH vào nội quy, quy chế của từng cấp quản lý bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan. Ngoài ra cần xây dựng cơ chế và thủ tục để thực hiện sự giám sát và PBXH, quy định quyền và trách nhiệm bảo vệ tổ chức, công dân thực hiện giám sát, PBXH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 77 - 78)