Tăng cường nhận thức của các cấp Mặt trận về thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận ở địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 70 - 72)

chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận ở địa phương

Trong giai đoạn hiện nay việc tăng cường nhận thức của các cấp Mặt trận trong việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH là một vấn đề hết sức quan trọng. Bởi trên thực tế thời gian qua đã có một số ít các cấp Mặt trận có những nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH, các cấp Mặt trận vẫn còn tư tưởng làm đâu hay đó, làm nhiều cũng được, làm ít cũng được; trong giám sát, phản biện vẫn cịn ngại nói, ngại va chạm và vẫn cịn tư tưởng “chờ”, “nghe” tổ chức Đảng, chính quyền giao mới làm nên dẫn đến kết quả giám sát và phản biện đạt kết quả khơng cao. Chính vì vậy, MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng cần phải tăng cường quán triệt, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trị, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH và phải xem đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của Mặt trận. Điều này đòi hỏi các cấp Mặt trận phải khơng ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu của công tác giám sát và PBXH.

Tổ chức Mặt trận ở các cấp cần nhận thức được vai trị của tổ chức mình đối với nhiệm vụ thực hiện chức năng giám sát và PBXH. Vai trò này cũng được chỉ rõ trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng “MTTQ và các đoàn thể nhân dân có vai trị rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân..., Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đồn thể nhân dân thực hiện tốt vai trị giám sát và phản biện xã hội” [33, tr.124]. Các cấp Mặt trận cần nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH

đối với nước ta hiện nay. Có thấy được điều đó thì các cấp Mặt trận mới có thể thực hiện chức năng này đạt hiệu quả cao. Để thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện của Mặt trận thì các cấp Mặt trận cần nghiên cứu thấu đáo về giám sát và PBXH và những vấn đề có liên quan.

Trong việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH, các cấp Mặt trận không nên chỉ trơng chờ khi Đảng, Nhà nước có u cầu mới giám sát và phản biện, mà các cấp Mặt trận cần chủ động đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng dự án, đề án chuyển đến Mặt trận dự thảo, dự án, đề án để phản biện. Phải nhận thức và chủ động yêu cầu Đảng, Nhà nước cung cấp thơng tin về các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án để Mặt trận các cấp tiến hành giám sát và phản biện.

Với chức năng giám sát và PBXH của MTTQ thì đã được Đảng khẳng định trong Văn kiện, đã được luật pháp khẳng định. Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng này, Mặt trận không thể trông chờ đến khi hoàn chỉnh pháp luật mới thực hiện. Song song với q trình hồn chỉnh pháp luật về giám sát và PBXH, địi hỏi Mặt trận thành phố phải chủ động đổi mới về tổ chức bộ máy và cán bộ, trên cơ sở đó mà đổi mới phương thức hoạt động. Cần chủ động tìm tịi thử nghiệm để mở rộng các hình thức thực hiện giám sát và PBXH.

Các cấp Mặt trận cần xác định giám sát quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật ở địa phương chính là một trong những nội dung quan trọng nhất của PBXH. Bởi lẽ, nhờ giám sát tốt mà Mặt trận các cấp đã tham gia tích cực nhiều ý kiến vào q trình ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật của các cấp ủy Đảng và chính quyền cùng cấp. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức của HTCT và toàn xã hội về vai trị, mục đích, ý nghĩa của hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam góp phần đảm bảo sự phù hợp, hiệu quả của chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và giúp cho chính quyền các cấp hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn, đáp ứng được ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

Các cấp Mặt trận cần nhận thức việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH vừa là nhiệm vụ chính trị của Mặt trận trong cơ cấu, cơ chế của HTCT vừa là một quyền lợi và một nghĩa vụ pháp lý được luật pháp nước ta xác lập và thừa nhận, vì vậy việc thực hiện nhiệm vụ đó vừa là một chức năng nhưng cũng là yêu cầu mang tính pháp lý mà Mặt trận có nghĩa vụ thực hiện. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nhận thức được nghĩa vụ pháp lý này, thực hiện các yêu cầu của Mặt trận và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận thực thi nghĩa vụ pháp lý đó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-mặt trận tổ quốc việt nam thành phố đà nẵng trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội hiện nay (Trang 70 - 72)