hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng
Nhận thức được vai trò của PBXH Đảng ta đã đưa ra chủ trương và đề cập tới vấn đề PBXH của MTTQ Việt Nam trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, XI. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và hơn một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nhà nước vẫn chưa ban hành được cơ chế, chính sách cụ thể bằng văn bản pháp luật để MTTQ Việt Nam thực hiện tốt chức năng PBXH. Đây cũng đang là một trong những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay đối với MTTQ Việt Nam nói chung và MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Từ khi có chủ trương của Đảng về việc thực hiện chức năng PBXH của Mặt trận, Đảng bộ và Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã triển khai, tạo điều kiện để MTTQ thành phố thực hiện PBXH trên địa và hoạt động đó đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đội ngũ làm công tác mặt trận vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động của PBXH. Hoạt động phản biện vẫn còn nặng về thực hiện đường lối chủ trương mà thành phố đưa ra cịn việc góp ý phản biện vào dự thảo các chủ trương, chính sách của thành phố thì cịn dè dặt, khiêm nhường, ngại nói ra. Vì thế, việc nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về phản biện cho những người làm công tác phản biện của Mặt trận là một điều hết sức cần thiết, đây là một vấn đề đặt ra cho MTTQ thành phố cần phải làm trong thời gian tới.
Mặt khác, hoạt động PBXH là hoạt động còn tương đối mới, phương thức và kinh nghiệm cho hoạt động này cịn hạn chế, kinh phí đầu tư cho hoạt động phản biện gặp nhiều khó khăn. Hoạt động của Mặt trận thành phố là do Đảng lãnh đạo, Nhà nước cấp kinh phí là chủ yếu vì thế, tất yếu MTTQ phụ thuộc rất lớn vào Đảng và Nhà nước, nên trên thực tế MTTQ chưa mạnh dạn PBXH đối với hai đối tượng này. Để phát huy tốt chức năng PBXH của MTTQ
Việt Nam thành phố Đà Nẵng thì vấn đề đặt ra ở đây là phải có quy định tính độc lập tương đối của Mặt trận, phải có chế độ tài chính độc lập, phải có cơ chế cơng khai, minh bạch về thơng tin và người tham gia phản biện phải được tiếp cận và cung cấp đầy đủ đúng đắn các thơng tin để có những ý kiến phản biện đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và có sức thuyết phục cao, đồng thời phải nâng cao nhận thức của người dân, xây dựng ý thức vì cộng đồng để nhân dân tích cực tham gia vào PBXH, làm cho người dân thấy được việc đóng góp ý kiến vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là quyền lợi và trách nhiệm của chính mình. Có như vậy thì Mặt trận mới phát huy hết khả năng PBXH, đảm bảo đích thực quyền làm chủ của nhân dân.
Kết luận chương 2
Sau 15 năm trở thành thành phố trực thuộc TW, Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phịng và an ninh, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trên các lĩnh vực tương đối toàn diện nhưng thành phố vẫn cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đó là những bất cập trong cơng tác giải phóng mặt bằng, đền bù và bố trí tái định cư và triển khai các dự án phục vụ dân sinh. Công tác giải quyết việc làm, đời sống nhân dân hậu giải tỏa; năng lực lãnh đạo quản lý; công tác bảo vệ môi trường và nhiều vấn đề khác vẫn còn nhiều bất cập. Thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát và PBXH để các chủ trương, chính sách trong q trình ban hành, triển khai thực hiện có hiệu quả hơn, tạo được sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố để: “Đảng nói - dân tin, chính quyền làm - dân ủng hộ, Mặt trận vận động - dân theo”.
Những kết quả đóng góp của MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng trong công tác giám sát và PBXH thời gian qua đối với các dự thảo về đường lối, chủ trương, chính sách, của các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn thành phố là rất đáng ghi nhận, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của
thành phố. Tuy nhiên, nhưng khó khăn, hạn chế đối với cơng tác giám sát và PBXH vẫn không nhỏ.
Chương 3