yêu cầu thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội ở địa phương
Khi nói về cơng tác cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [57, tr.269], “việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [57, tr.240]. Người ví: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, tồn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đồn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng khơng thể thực hiện được” [57, tr.54]. Có thể nói, cơng tác cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay của nước ta nói
chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Nhận thức được điều đó, kể từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước các cấp chính quyền, Mặt trận ở thành phố Đà Nẵng được Thành ủy, UBND thành phố thường xuyên chăm lo củng cố, kiện tồn thơng qua các chủ trương, chính sách lớn như: Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình “một cửa”; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc; kiện toàn tổ chức, bộ máy; đặc biệt là tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, tin học cho đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung, trong đó có cán bộ của Mặt trận.
Trong những năm qua MTTQ Việt Nam thành Phố Đà Nẵng đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận, và xem đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH của Mặt trận. Không ngừng đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận gương mẫu, nhiệt tình và tự nguyện hoạt động; có bản lĩnh chính trị, có trình độ chun mơn, năng lực nhìn nhận vấn đề, có phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân; biết nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin, được nhân dân tín nhiệm. Để xứng đáng với câu khẩu hiệu: “Đảng nói - dân tin, chính quyền làm - dân ủng hộ, Mặt trận - đoàn thể vận động - dân theo”.
Trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Mặt trận để đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng giám sát và PBXH. Cụ thể là:
Cần quan tâm hơn nữa đến chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chú trọng các lớp đào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm xử lý tình huống thực tiễn cho đội ngũ cán bộ Mặt trận.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng gắn với luân chuyển cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ chính trị.
Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận một cách cụ thể. Cần gắn chặt việc đào tạo, bồi dưỡng với với quy hoạch, bố trí, sử dụng, cán bộ; Mặt trận cần khắc phục tình trạng đào tạo tràn lan, trùng lắp, khơng theo quy hoạch, gây lãng phí ngân sách.
Cần phải đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận cho phù hợp với yêu cầu thực hiện chức năng giám sát và PBXH.
Đối với công tác bồi dưỡng cán bộ Mặt trận thì thực hiện theo hướng: thiếu kiến thức gì; yếu mặt nào thì bồi dưỡng, bổ sung mặt ấy để mau chóng giúp đội ngũ cán bộ tiếp cận nhanh với yêu cầu nhiệm vụ của Mặt trận.
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, chuyên đề về kiến thức của cán bộ công tác Mặt trận, đặc biệt là bồi dưỡng cho cán bộ Mặt trận về quy trình giám sát và PBXH, về hình thức và phương pháp giám sát, phản biện, về cách phản ánh kiến nghị và theo dõi kết quả xử lý.
Cần xây dựng bổ sung chế độ, chính sách hợp lý cho cán bộ Mặt trận được cử đi học, thực hiện tốt chính sách thu hút giữ chân người tài, người có trình độ, ưu tiên tuyển dụng, bố trí sinh viên giỏi vào làm cơng tác Mặt trận.
Thực hiện tất cả các giải pháp trên mục đích là nhằm để đào tạo, bồi dưỡng cho Mặt trận có một đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chun mơn, năng lực thực tiễn để đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng giám sát PBXH của Mặt trận, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của thành phố hiện nay.