của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
2.1.1.1. Quan niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Về nguồn gốc lịch sử của FDI với tư cách là hình thức xuất khẩu tư bản trực tiếp, V.I. Lênin đã chỉ rõ: “các nước xuất khẩu tư bản hầu như bao giờ cũng có khả năng thu được một số “khoản lợi” nào đó” [45, tr. 459]. Chính điều này là nhân tố kích thích các nhà tư bản có tiềm lực tích cực hơn trong việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Thực tế cho thấy, các nước nhập khẩu tư bản cũng có lợi ích nhất định trong phát triển KT - XH. Xác định rõ vai trò quan trọng của các nguồn ngoại lực phục vụ kiến thiết đất nước, trong “Lời kêu gọi Liên Hợp Quốc” tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sãn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trên mọi lĩnh vực: Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình” [56, tr. 523]. Với tư tưởng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở lý luận và dự báo về
hình thức kinh tế có vốn FDI nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy KT - XH Việt Nam phát triển.
Đến nay, dòng vốn FDI đã thực sự là nguồn ngoại lực quan trọng đối với nhiều quốc gia/ địa phương trong q trình thốt khỏi đói nghèo, bước vào phát triển và thực hiện cơng nghiệp hóa nền kinh tế. Tại các quốc gia/ địa phương tiếp nhận đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI chính là các thực thể kinh tế mà ở đó biểu hiện sự hiện diện của dòng vốn FDI.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fun - IMF), “FDI phản ánh mục tiêu của một thực thể ở một nền kinh tế (nhà ĐTNN) có được lợi ích lâu dài với một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác” [129, tr. 86]. Lợi ích lâu dài ngụ ý sự tồn tại mối quan hệ lâu dài giữa nhà ĐTNN và doanh nghiệp có vốn FDI, cũng như, mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà ĐTNN với việc quản lý doanh nghiệp này. “Doanh nghiệp có vốn FDI, là doanh nghiệp hợp nhất hoặc chưa hợp nhất, trong đó, nhà ĐTNN sở hữu ít nhất 10% cổ phần phổ thông hoặc quyền biểu quyết (đối với một doanh nghiệp hợp nhất) hoặc tương đương (đối với một doanh nghiệp chưa hợp nhất)” [129, tr. 86-87]. Và theo đó, doanh nghiệp có vốn FDI bao gồm các thực thể là các công ty con (nhà ĐTNN sở hữu hơn 50%), công ty liên kết (nhà ĐTNN 50% hoặc ít hơn) và các chi nhánh (doanh nghiệp chưa hợp nhất thuộc sở hữu chung hoặc trực tiếp).
Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Cooperation and Development - OECD): “Doanh nghiệp có vốn FDI là doanh nghiệp có nhà ĐTNN sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp 10% hoặc nhiều hơn quyền biểu quyết đối với doanh nghiệp nếu được hợp nhất hoặc tương đương với một doanh nghiệp nếu chưa hợp nhất” [135, tr. 8]. Ngưỡng 10% quyền biểu quyết quyết định sự tồn tại của mối quan hệ đầu tư giữa nhà ĐTNN và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư (doanh nghiệp có vốn FDI), đồng thời, là bằng
chứng cần thiết cho thấy nhà ĐTNN có đủ ảnh hưởng để có tiếng nói hiệu quả trong quản lý.
Như vậy, theo quan điểm của IMF và OECD, doanh nghiệp có vốn FDI là doanh nghiệp hoạt động SX - KD tại nền kinh tế tiếp nhận đầu tư, trong đó, nhà ĐTNN có sở hữu tối thiểu 10% cổ phần phổ thông hoặc quyền biểu quyết đối với doanh nghiệp. Mức tối thiểu 10% được IMF và OECD nhấn mạnh để khẳng định quyền quản lý và kiểm soát hiệu quả của nhà ĐTNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI.
Theo Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 (Luật số: 59/2020/QH14) của Việt Nam đã chỉ rõ, “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” [68, tr. 2]. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 khơng đưa ra quan niệm “Doanh nghiệp có vốn FDI”.
Luật Đầu tư 2020 của Việt Nam chỉ đưa ra quan niệm về “Tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN” mà khơng đưa ra quan niệm “Doanh nghiệp có vốn FDI”. Khoản 22 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020 chỉ rõ, “Tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN là tổ chức kinh tế có nhà ĐTNN là thành viên hoặc cổ đông” [69, tr. 3]. Như vậy, cả Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 của Việt Nam đều không đưa ra quan niệm về doanh nghiệp có vốn FDI.
Theo cách hiểu của Tổng cục Thống kê, “Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế thực hiện hạch tốn kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc theo Hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngồi” [87, tr. 261], bao gồm các loại hình: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn FDI. Trong đó, “Khu vực kinh tế có vốn FDI gồm các doanh nghiệp có vốn FDI, khơng phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngồi góp bao nhiêu” [87, tr. 261]. Khu vực này có hai loại hình chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi và doanh nghiệp liên doanh giữa
nước ngoài với các đối tác trong nước.
Như vậy, các văn bản pháp luật của Việt Nam khơng đưa ra quan niệm “Doanh nghiệp có vốn FDI”, tuy nhiên, trong phạm vi luận án, để tạo sự thống nhất và phù hợp với nguồn số liệu sẵn có, tác giả cho rằng: “Doanh nghiệp có vốn FDI là đơn vị hoạch toán kinh tế độc lập, được thành lập theo quy định của pháp luật, có nhà ĐTNN là thành viên hoặc cổ đông và không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngồi góp bao nhiêu”. Ở đây, doanh nghiệp có vốn FDI có thể được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (theo Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 và các luật khác có liên quan) hoặc theo quy định pháp luật của nước ngồi hay theo Hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngồi.
2.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
Có thể thấy, doanh nghiệp có vốn FDI mang đầy đủ những đặc điểm chung của doanh nghiệp nói chung (bao gồm tính mục đích, tính tổ chức và tính hợp pháp), song nó cũng có những nét đặc thù. Cụ thể:
Một là, về sở hữu.
Khác với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn FDI là doanh nghiệp có nhà ĐTNN là thành viên hoặc cổ đơng. “Nhà ĐTNN là cá nhân có quốc tịch nước ngồi, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” [69, tr. 3]. Như vậy, doanh nghiệp có vốn FDI chứa đựng quan hệ kinh tế, mà ở đó, nhà ĐTNN là một bên tham gia.
Về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà ĐTNN trong doanh nghiệp có vốn FDI, Luật Đầu tư 2020 chỉ quy định tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà ĐTNN đối với các doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động SX - KD trong các ngành/ nghề thuộc “Danh mục ngành/ nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà ĐTNN”. Ngoài ra, áp dụng như đối với đối với nhà đầu tư trong nước; nghĩa là, nhà
ĐTNN được sở hữu vốn không hạn chế trong các doanh nghiệp có vốn FDI.
Hai là, về tổ chức quản lý sản xuất và phân phối thu nhập.
Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động tại Việt Nam, thuộc sở hữu của nhà ĐTNN và nhà đầu tư Việt Nam (nếu có), quyền tổ chức quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của các bên liên quan. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, quyền tổ chức quản lý doanh nghiệp thuộc về nhà ĐTNN. Đối với doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước, tuỳ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của các bên liên quan để xác định quyền tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Quan hệ phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn FDI gắn với ba chủ thể là nhà nước (Việt Nam và quốc gia có nhà ĐTNN), chủ doanh nghiệp (nhà ĐTNN và nhà đầu tư Việt Nam - nếu có) và người lao động. Theo đó, trong doanh nghiệp có vốn FDI chủ yếu thực hiện hình thức phân phối thu nhập theo mức đóng góp vốn (tư bản), giá cả sức lao động và kết quả của hoạt động đầu tư SX - KD.
Ba là, về trách nhiệm pháp lý và phạm vi hoạt động.
Tùy thuộc vào hình thức doanh nghiệp khi đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có vốn FDI có thể có hoặc khơng có tư cách pháp nhân. Trong đăng ký kinh doanh, nếu doanh nghiệp có vốn FDI thuộc hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh thì có tư cách pháp nhân; nếu thuộc hình thức doanh nghiệp tư nhân thì sẽ khơng có tư cách pháp nhân.
Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động đầu tư sản xuất kinh - doanh trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự chi phối từ hệ thống pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, do thuộc sở hữu của nhà ĐTNN và nhà đầu tư Việt Nam (nếu có) nên doanh nghiệp có vốn FDI còn chịu sự chi phối của pháp luật các quốc gia khác có liên quan.
Trong hoạt động đầu tư SX - KD, khi thay đổi hoặc mở rộng ngành/ nghề, lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp phải điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với doanh nghiệp trong nước (100% vốn Việt Nam), doanh nghiệp có vốn FDI phải làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư trước khi thực hiện các thay đổi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.