Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 74 - 79)

2.3.2.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và giao thương thuận lợi để phát triển KT - XH. Điều đó đã góp phần tạo nên vị thế đầu tầu của Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế qua hơn 30 kể từ khi Luật ĐTNN tại Việt Nam ra đời (1987), Thành phố Hồ Chí Minh ln là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút dòng vốn FDI, đồng thời, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố cũng đã giữ một vị trí quan trọng trong phát triển KT - XH. Nhìn chung, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [113], chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, theo đúng định hướng của Đảng bộ Thành phố [84], tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập bình quân của người lao động [52]... Những kết quả đó đem lại những gợi ý trong nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI.

Một là, chủ trương thu hút và sử dụng vốn FDI đúng đắn, KCHT được quan tâm phát triển và môi trường đầu tư được cải thiện là cơ sở để nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI.

Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã xác định chủ trương, ưu tiên thu hút

vốn ĐTNN vào các ngành địi hỏi quy mơ vốn lớn, u cầu trình độ cơng nghệ cao và hạn chế thu hút ĐTNN vào những ngành thâm dụng lao động giản đơn bởi đây không phải là lợi thế so sánh của Thành phố [81]. Từ chủ trương lớn này, dịng vốn FDI vào Thành phố có sự thay đổi đáng kể về chất, với sự gia tăng vốn vào lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong giai đoạn 2010-2016, nhiều dự án lớn về cơng nghệ được triển khai, có thể kể đến như: Dự án sản xuất vi mạch điện tử của Intel với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2010, đến năm 2015, 80% CPU Intel trên thế giới sản xuất tại Việt Nam; tập đoàn Samsung đầu tư xây dựng khu phức hợp điện tử gia dụng với số vốn hơn 2 tỷ USD; tập đoàn điện tử Jabil Hoa Kỳ (lớn thứ 3 thế giới) đầu tư khoảng 600 triệu USD [52].

So với các địa phương khác trong nước, Thành phố Hồ Chí Minh có KCHT kỹ thuật, KCHT khu công nghiệp, khu chế xuất và KCHT dịch vụ tài chính - ngân hàng khá hồn thiện, đồng bộ và thường xuyên được quan tâm đầu tư. Điều đó góp phần tạo thuận lợi cho phát triển KT - XH nói chung và trong nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố nói riêng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển KCHT của Thành phố chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, và đây có thể là một “gánh nặng” với các nhà đầu tư [55]. Môi trường đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh được cải thiện đáng kể, đặc biệt là chi phí ra nhập thị trường và các nhân tố liên quan đến hoạt động kinh doanh trên thị trường ngày càng thuận lợi [10]. Chính điều này đã góp phần làm tăng hiệu quả SX - KD của doanh nghiệp có vốn FDI, đồng thời, là tiền đề nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố.

Sự đúng đắn trong chủ trương thu hút và sử dụng dòng vốn FDI, KCHT được quan tâm đầu tư phát triển và chất lượng môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện đã đem lại những kết quả tích cực về hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Hiệu quả

đầu tư của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ln cao hơn mức chung của thành phố (ICOR luôn thấp hơn mức chung, cả trong giai đoạn 2014-2017 và 2018-2020) [Phụ lục 2.1.]. Doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp to lớn và thực sự là động lực thúc đẩy xuất khẩu, biểu hiện tỷ trọng đóng góp khơng ngừng tăng theo từng năm [Phụ lục 2.2.]. Hiệu quả tạo việc làm của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI đang dần được cải thiện [Phụ lục 2.4.]. Đặc biệt, hiệu quả ở khía cạnh cải thiện thu nhập cho người lao động của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI là rất tốt và đang tạo được áp lực lan tỏa, làm gia tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn Thành phố [Phụ lục 2.5.].

Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở, tạo tiền đề vật chất để nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố.

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI là nhân tố hướng hoạt động của khu vực doanh nghiệp này vào mục tiêu định hướng phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế, hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được chỉ ra như là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả KT - XH của khu vực doanh nghiệp này. Trong thực thi pháp luật về chống chuyển giá, các cơ quan QLNN đã tích cực thực hiện các biện pháp chống chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố. Kết quả là, đóng góp tạo nguồn thu ngân sách Thành phố của khu vực doanh nghiệp này đã có sự gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng đóng góp, đặc biệt, từ năm 2017 trở lại đậy, hiệu quả đóng góp ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp này đã cao hơn mức chung của Thành phố [Phụ lục 2.3.]. Ngân sách Thành phố thu được ngày càng tăng, sẽ là tiền đề vật chất, bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH khác.

Ba là, vấn đề chuyển giao công nghệ và ô nhiễm môi trường.

Thực tiễn cho thấy, việc cụ thể hóa định hướng thu hút và sử dụng dịng vốn FDI hướng vào phục vụ tái cơ cấu, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh

tế của Thành phố Hồ Chí Minh chưa được thực hiện quyết liệt và triệt để [113]. Từ đó, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố, mà rõ nhất là hiệu quả về mặt gián tiếp và lâu dài. Ở góc độ chuyển giao cơng nghệ qua dịng vốn FDI, có thể thấy, FDI trên địa bàn Thành phố chưa phải nguồn công nghệ chủ lực và chưa tạo áp lực mạnh mẽ đến đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn; hiệu quả chuyển giao cơng nghệ qua các dự án có vốn FDI vẫn chưa đạt được như kỳ vọng [61]. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố thâm dụng lao động và tài nguyên, cũng như chưa tuân thủ nghiêm các quy định về BVMT, kéo theo, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sống của Thành phố.

Tóm lại, trong q trình định hướng hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI vào PTBV Thành phố Hồ Chí Minh khơng thể khơng tính đến những vấn đề có tính chất gián tiếp và lâu dài như chuyển giao công nghệ và BVMT. Rõ ràng, đây là vấn đề mà Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt, và đồng thời, cũng là một bài học có thể tham khảo đối với các địa phương khác.

2.3.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là địa phương năng động, có khả năng thu hút và hấp thụ được dịng vốn FDI nhờ vào những điều kiện thuận lợi cả về vị trí địa lý, giao thương và trình độ phát triển KT - XH. Trong giai đoạn 2014-2020, GRDP thành phố Đà Nẵng liên tục tăng theo từng năm và tốc độ tăng GRDP dao động trong khoảng từ 7,03%-8,75% [15]. Kết quả này có đóng góp khơng nhỏ của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, nó cũng đem lại những gợi ý có thể tham khảo cho các địa phương khác trong nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI.

Một là, lựa chọn nhà ĐTNN phù hợp định hướng phát triển KT - XH nhằm phát huy lợi thế so sánh của Thành phố Đà Nẵng là tiền đề để nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố.

Có thể thấy, thành phố Đã Nẵng có bước xuất phát chậm hơn so với các địa phương khác của Việt Nam (như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) trong “cuộc đua” thu hút và sử dụng dịng vốn ĐTNN. Điều đó đặt ra cho chính quyền Thành phố u cầu phải có sự lựa chọn bước đi phù hợp và vững chắc nhằm phát huy hết mức có thể mặt tích cực của dịng vốn này. Những năm gần đây, với chủ trương đúng đắn (như năm 2018 và 2019 được xác định là “Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư”; năm 2020 được xác định là “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư”), kiên định mục tiêu chú trọng chất lượng thay vì chạy theo số lượng, gắn cơng tác thu hút đầu tư với việc hiện thực hóa chiến lược phát triển Thành phố, Đà Nẵng đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực trong thu hút và sử dụng dịng vốn FDI, tạo tiền đề và động lực để Thành phố bước vào giai đoạn phát triển mới theo định hướng của Nghị quyết số 43- NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lựa chọn được các ĐTNN phù hợp với định hướng phát triển KT - XH của Thành phố Đà Nẵng là tiền đề để doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố có những đóng góp ngày càng tích cực. Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI có tỷ trọng đóng góp ngân sách Thành phố năm sau cao hơn năm trước và hiệu quả đóng góp ngân sách theo từng năm luôn cao hơn mức chung rất nhiều của Thành phố [Phụ lục 2.9.]. Hiệu quả tạo thu nhập cho người lao động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố tốt hơn so với mức chung của Thành phố và có xu hướng tăng [Phụ lục 2.10.].

Một điểm sáng nổi bật không thể không kể đến là vấn đề sử dụng công nghệ và BVMT của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thực tế cho thấy, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI đã góp phần xử lý ơ nhiễm và giữ gìn mơi trường trên địa bàn Đà Nẵng khi có gần 23% số dự án FDI sử dụng công nghệ sạch và thân thiện mội trường [75]. Đây là minh chứng sống động về vai trò của việc lựa chọn nhà ĐTNN phù hợp với định hướng phát triển KT - XH của Thành phố.

Hai là, triệt để thực hiện phân cấp quản lý, cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường liên kết với các địa phương trong vùng.

Những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã chủ động và tích cực thực hiện phân cấp quản lý trong thu hút và sử dụng vốn FDI trên địa bàn Thành phố. Từ đó, cơng tác cấp phép đầu tư diễn ra thuận lợi hơn, thời gian cấp phép được giảm thiểu và tạo được sự tin tưởng với các nhà đầu tư. Môi trường đầu tư được cải thiện đã giúp Đà Nẵng thu hút được những nhà ĐTNN lớn và phù hợp với chiến lược phát triển KT - XH của Thành phố. Tuy nhiên, môi trường kinh tế của Đà Nẵng vẫn chưa trở thành động lực chính trong thu hút đầu tư [76]. Mặc dù hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng được như kỳ vọng của Chính quyền và nhân dân, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có xu hướng tăng nhưng cịn cao hơn mức chung của Thành phố [Phụ lục 2.6.] và hiệu quả tạo việc làm của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI dù được cải thiện theo từng năm nhưng vẫn thấp hơn mức chung của Thành phố [Phụ lục 2.9.].

Một trong những nguyên nhân mang tính khách quan, làm ảnh hưởng đến hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Đà Năng được chỉ ra, là sự cải thiện đáng kể về môi trường đầu tư ở các địa phương khác ở khu vực miền Trung, từ đó, tạo sự cạnh tranh trực tiếp trong thu hút và sử dụng vốn FDI. Mặt khác, quy mơ thị trường khu vực miền Trung cịn nhỏ bé, thiếu sức hút với những nhà đầu tư lớn cũng là một nguyên nhân. Điều này đặt ra yêu cầu đối với Đà Năng và các địa phương khác trong khu vực cần có sự liên kết và phối hợp với nhau trong thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH vùng miền Trung nói chung và trong thu hút và sử dụng FDI nói riêng, nhằm hạn chế những ảnh hưởng “lấn át” giữa các địa phương, hướng tới sự phát triển chung của khu vực.

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w