trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020
2011-2014 2015-2017 2018-2020THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Vốn đầu tư thực hiện* (tỷ đồng) 226.064,8 233.396 310.755,3
GRDP* (tỷ đồng) 369.992,3 534.355,7 654.837
ICOR 9,08 4,32 8,00
KHU VỰC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI
Vốn đầu tư thực hiện* (tỷ đồng) 23.402,5 24.434 33.676,3
GRDP* (tỷ đồng) 53.345,5 71.703 89.238
ICOR 5,09 4,08 6,41
*. Tính theo giá so sánh năm 2010. Nguồn: [16; 17; 18; 19; 20; 22; 24] và tính tốn của tác giả. 3.2.1.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu của Thành phố
Số liệu của Cục thống kê thành phố Hà Nội cho thấy, trong giai đoạn 2010-2020, cùng với xu hướng gia tăng về vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố, giá trị kim ngạch xuất khẩu khu vực doanh nghiệp này cũng có sự gia tăng mạnh mẽ. Năm 2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố đạt 3.630 triệu USD; năm 2015, đạt 5.400 triệu USD; đến năm 2020, đạt 6.141 triệu USD, gấp 1,69 lần giá trị kim ngạch xuất khẩu của năm 2010 [Phụ lục 3.3.]. Tỷ trọng đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Thành phố có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2017, với mức tăng từ 40,06% (năm 2011) đến 54% (năm 2017) [Hình 3.4.].
Như vậy, có thể thấy, đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Thành phố là rất lớn.
Theo tính tốn từ số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu trên vốn đầu tư thực hiện của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội ln cao hơn mức chung của Thành phố tính theo từng năm [Hình 3.4.]. Trong giai đoạn 2010-2020, tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu trên vốn đầu tư thực hiện năm 2013 là cao nhất, với mức 29,13 điểm, có nghĩa là, cứ 1 tỷ đồng vốn đầu tư thực hiện thì tạo ra 0,2913 triệu USD giá trị kim ngạch xuất khẩu; năm 2011 có tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu trên vốn đầu tư thực hiện thấp nhất, đạt 11,89 điểm. Xem xét mặt bằng chung toàn Thành phố trong giai đoạn 2010-2020 thì thấy, năm 2011, tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu trên vốn đầu tư thực hiện đạt giá trị cao nhất, với mức 5,31 điểm; năm 2014 là thấp nhất, với mức 4,09 điểm. So sánh mức thấp nhất của hiệu quả về xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn với mức cao nhất của hiệu quả về xuất khẩu của Thành phố thì thấy khoảng cách là khá xa, ở mức 6,58 điểm (so sánh ở cùng năm 2011) [Phụ lục 3.6.].
Nguồn: [16; 17; 18; 19; 20; 22; 24] và tính tốn của tác giả.
Hình 3.4. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu/ vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội
Như vậy, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, khơng những đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Thành phố, mà cịn có hiệu quả về xuất khẩu vượt trội so với mức hiệu quả của mặt bằng chung. Điều đó khẳng định vai trị to lớn của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố trong hoạt động xuất khẩu nói riêng và trong hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nói chung.
3.2.1.3. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có sự cải thiện và có xu hướng tăng
của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố có sự gia tăng liên tục theo từng năm trong giai đoạn 2010-2020. Năm 2010, doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố đóng góp 11.315 tỷ đồng vào ngân sách thành phố; đến năm 2015 và 2020, đóng góp tương ứng lần lượt là 17.614 tỷ đồng và 20.147 tỷ đồng. Xem xét tỷ trọng đóng góp thì thấy, doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố có tỷ trọng đóng góp khá ổn định, ở mức xấp xỉ 10% tổng thu ngân sách Thành phố [Phụ lục 3.3.].
Tính tốn từ số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước trên vốn đầu tư thực hiện của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010-2020 có xu hướng chung là tăng (mặc dù, mức độ tăng thấp hơn so với mức mặt bằng chung của Thành phố) [Bảng 3.5.].
Bảng 3.5. Tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước/ vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội
Năm Nộp ngân sách nhà nước/ vốn đầu tư thực hiện
Thành phố Hà Nội Doanh nghiệp có vốn FDI
2010 63,51 44,01 2011 66,18 41,31 2012 67,98 66,16 2013 69,72 99,78 2014 61,17 82,83 2010-2014* 65,71 66,82 2015 107,95 79,07 2016 76,47 79,59 2017 82,67 83,65 2018 87,09 76,10 2019 86,41 70,13 2020 85,41 55,56 2015-2019* 87,67 74,02
*. Tính trung bình theo năm. Nguồn: [16; 17; 18; 19; 20; 22; 24] và tính tốn của tác giả.
Tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước trên vốn đầu tư thực hiện tính trung bình theo năm của giai đoạn 2010-2014 đạt 66,82 điểm; có nghĩa là, 1 tỷ vốn đầu
tư thực hiện sẽ tạo ra 0,6682 tỷ ngân sách thành phố. Đến giai đoạn 2015- 2019, tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước trên vốn đầu tư thực hiện đã tăng lên mức 74,02 điểm [Bảng 3.5.]. Điều đó chứng tỏ, hiệu quả đóng góp vào ngân sách Thành phố đã có sự cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2010-2020.
3.2.1.4. Doanh nghiệp có vốn FDI góp phần cải thiện năng lực công nghệ và nâng cao năng suất lao động thành phố Hà Nội
Số liệu thống kê của Cục thống kê thành phố Hà Nội cho thấy, vốn đầu tư cho R&D của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố đã có sự gia tăng, cả về lượng vốn và tỷ lệ vốn đầu tư cho R&D trên vốn đầu tư thực hiện.
Bảng 3.6. Mức độ đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội trong cải thiện năng lực công nghệ
giai đoạn 2010-2018 Đơn vị tính: %. Năm Vốn đầu tư cho R&D (Tỷ đồng) Vốn đầu tư thực hiện (Tỷ đồng) Doanh thu thuần SX - KD (Tỷ đồng) Vốn đầu tư cho R&D/ Vốn đầu tư thực hiện Vốn đầu tư cho R&D/ Doanh thu thuần SX - KD năm trước (1) (2) (3) (4=1/2) (5=1t/3t-1) 2010 926 25.709 165.822 3,6 - 2011 2.610 37.290 253.180 7,0 1,57 2012 974 27.055 274.908 3,6 0,38 2013 1.100 20.362 299.539 5,4 0,40 2014 1.278 24.108 321.720 5,3 0,43 2015 1.778 26.945 375.219 6,6 0,55 2016 1.435 27.590 423.734 5,2 0,38 2017 3.336 31.774 498.124 10,5 0,79 2018 3.585 36.961 534.900 9,7 0,72
Nguồn: [16; 17; 18; 19; 20; 22; 24] và tính tốn của tác giả.
trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn 2010-2018, đã có sự gia tăng từ 926 tỷ đồng năm 2010, lên 1.278 tỷ đồng năm 2014 và 3.585 tỷ đồng năm 2018. Tỷ lệ vốn đầu tư cho R&D trên vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố trong cùng giai đoạn này cũng có sự gia tăng, năm 2010 là 3,6 điểm, đến năm 2014 là 5,3 điểm và đến năm 2018, đạt mức 9,7 điểm [Bảng 3.6.]. Những kết quả này chứng tỏ, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI đã quan tâm và đóng góp đáng kể.
Xem xét tỷ lệ vốn đầu tư cho R&D trên doanh thu thuần SX - KD của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011-2018 cho thấy, xu hướng chung là tăng. Năm 2012, tỷ lệ vốn đầu tư cho R&D trên doanh thu thuần SX - KD đạt 0,38 điểm, năm 2015 đạt 0,55 điểm và đến năm 2018 đạt mức 0,72 điểm [Bảng 3.6.]. Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp có vốn FDI đã trích phần doanh thu năm trước cho hoạt động R&D của năm sau theo tỷ lệ ngày càng tăng. Điều đó chứng tỏ, hoạt động R&D ở khu vực doanh nghiệp này đã được quan tâm và không ngừng được cải thiện.
Ở góc độ cải thiện năng suất lao động, số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2015-2019, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI có năng suất lao động luôn cao hơn mức chung của thành phố theo từng năm, đồng thời, được cải thiện theo từng năm. Năm 2015, năng suất lao động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố đạt 271,45 triều đồng/ người, cao hơn mức 240,93 triệu đồng/ người của Thành phố, số liệu năm 2017 và 2019 lần lượt tương ứng là 268,83 triệu đồng trên người (so với 246,64 triệu đồng/ người) và 279,82 triệu đồng/ người (so với 274,62 triệu đồng/ người) [Phụ lục 3.5.]. Điều đó chứng tỏ, năng suất lao động của các doanh nghiệp có vốn FDI cao hơn mức mặt bằng chung và sự gia tăng của năng suất lao động theo năm góp phần thúc đẩy năng suất lao động của thành phố tăng lên.
Đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội trong cải thiện năng lực công nghệ và nâng cao năng suất lao động Thành phố
không chỉ dừng lại trên phương diện trực tiếp (qua chuyển giao công nghệ) của các doanh nghiệp này. Thông qua cạnh tranh trong nền kinh tế, quá trình cải thiện năng lực cơng nghệ và nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố đã tạo sức ép, buộc các doanh nghiệp còn lại trên địa bàn Thành phố phải tiến hành cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới cơng nghệ để thích ứng. Mặt khác, sự di chuyển lao động giữa các loại hình doanh nghiệp cũng làm tăng tính lan tỏa, góp phần nâng cao năng lực cơng nghệ của Thủ đơ.
3.2.1.5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có đóng góp tích cực trong tạo việc làm cho lao động trên địa bàn Thành phố
Số liệu của Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho thấy, trong giai đoạn 2010-2019, lao động làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố tăng liên tục theo từng năm. Năm 2010, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra 175.180 việc làm; đến năm 2015 và 2019, số liệu tương ứng là 240.840 và 322.080 việc làm. Bên cạnh đó, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố ở góc độ tạo việc làm cũng có sự gia tăng, từ 10,7% năm 2011, tăng lên 11,6% và 13,37% vào các năm 2015 và 2019 [Phụ lục 3.3]. Như vậy, đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố trên phương diện việc làm có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng.
Trong giai đoạn 2012-2019, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên số lao động làm việc trực tiếp của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn thấp hơn mức mặt bằng chung của Thành phố xét theo từng năm. Năm 2012, khoảng cách điểm về tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên số lao động làm việc trực tiếp giữa doanh nghiệp có vốn FDI so với mức mặt bằng chung thấp nhất, bằng 0,44 điểm (10,54% so với 10,98%); năm 2014 có khoảng cách điểm xa nhất, bằng 4,2 điểm (9,16% so với 13,36%) [Hình 3.5.].
Như vậy, doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn cần ít vốn đầu tư thực hiện hơn so với mặt bằng chung của Thành phố để tạo ra một việc làm; nghĩa là, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố có hiệu quả tạo việc làm tốt hơn.
*. VĐTTH: Vốn đầu tư thực hiện. Nguồn: [16; 17; 18; 19; 20; 22; 24] và tính tốn của tác giả.
Hình 3.5. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện/ số lao động làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp có vốn FDI trên địa
bàn thành phố Hà Nội
3.2.1.6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn thành phố Hà Nội là động lực thúc đẩy quá trình tăng thu nhập cho người lao động Thủ đơ
Ở góc độ tạo thu nhập cho người lao động, trong giai đoạn 2010-2019, tổng thu nhập của người lao động làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội có sự gia tăng liên tục theo từng năm.
Năm 2010, tổng thu nhập của người lao động ở doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố đạt 13.937 tỷ đồng; số liệu tương ứng trong các 2015 và 2019 lần lượt là 27.821 tỷ đồng và 51.839 tỷ đồng. Xét trên phạm vi tồn Thành phố, tỷ trọng đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở khía cạnh tổng thu nhập của người lao động cũng có sự gia tăng từ 14,4% năm 2011, lên 15,1% năm 2015 và lên đến 17,83% năm 2019 [Phụ lục 3.3]. Như vậy, doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố đã đóng góp vào sự gia tăng tổng thu nhập của người lao động cả về giá trị thu nhập tuyệt đối và tỷ trọng đóng góp.
Xem xét thực chất hiệu quả tạo thu nhập thông qua tỷ lệ tổng thu nhập của lao động trên vốn đầu tư thực hiện thì thấy:
*. VĐTTH: Vốn đầu tư thực hiện Nguồn: [16; 17; 18; 19; 20; 22; 24] và tính tốn của tác giả.
Hình 3.6. Tỷ lệ tổng thu nhập của lao động/ vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn
thành phố Hà Nội
Theo từng năm trong giai đoạn 2012-2019, doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội có điểm số luôn cao hơn mức mặt bằng chung
của Thành phố [Hình 3.6.]. Năm 2012, tỷ lệ tổng thu nhập của lao động trên vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp có vốn FDI đạt mức 95,22 điểm, cao hơn mức 61,51 điểm của Thành phố; số liệu tương ứng trong các năm 2015 và 2019 lần lượt là 124,89 điểm so với 88,65 điểm và 153,22 điểm so với 93,05 điểm [Phụ lục 3.6.]. Điều đó có nghĩa, một đơn vị vốn đầu tư thực hiện của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra nhiều đơn vị thu nhập cho lao động trực tiếp làm việc hơn và có hiệu quả tạo thu nhập tốt hơn mức mặt bằng chung của Thành phố
Xem xét hiệu quả tạo thu nhập cho lao động làm việc trực tiếp trong khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội theo diễn tiến thời gian, có thể thấy, xu hướng chung là tăng. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ tổng thu nhập của lao động trên vốn đầu tư thực hiện của khu vực này năm 2012 đạt 95,22 điểm, đến năm 2015 tăng lên 124,89 điểm và năm 2019 là 153,22 điểm. Đặc biệt, khoảng cách về tỷ lệ tổng thu nhập của lao động trên vốn đầu tư thực hiện giữa khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn so với mức mặt bằng chung của Thành phố có xu hướng giãn ra theo thời gian. Tại thời điểm năm 2012, mức khoảng cách là 33,71 điểm, số liệu tương ứng trong các năm 2015 và 2018 lần lượt là 36,24 điểm và 58,13 điểm [Phụ lục 3.5.]. Như vậy, hiệu quả tạo thu nhập của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng trên địa bàn Thành phố đều có xu hướng tăng; tuy nhiên, mức tăng của hiệu quả tạo thu nhập của doanh nghiệp có vốn FDI là mạnh hơn. Điều đó phản ánh, doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố giữ vai trị động lực, thúc đẩy q trình tăng thu nhập của người lao động.
3.2.1.7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động, thông qua “chỉ số tuân thủ” khá tốt
Doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động qua “chỉ số tuân thủ” khá tốt. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ “doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành
phố có trả bảo hiểm xã hội cho người lao động” luôn cao hơn mức 98,00% và cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước (97,44%), cũng như vượt trội so với doanh