Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 113 - 117)

3.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay trong điều chỉnh hoạt động đầu tư, SX - KD của doanh nghiệp có vốn FDI cịn thiếu đồng bộ và chưa đảm bảo tính nhất qn.

pháp luật trong điều chỉnh hoạt động đầu tư, SX - KD của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng, khi triển khai thực tế đã bộc lộ những bất cập, gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp. Có thể kể đến hai trường hợp điển hình: (1) sự thiếu tính đồng bộ giữa Luật Đầu tư và Luật BVMT, Luật đầu tư 2014 (cũng như Luật Đầu tư 2020) chỉ quy định đánh giá sơ bộ tác động môi trường, không yêu cầu hồ sơ dự án phải có báo cáo đánh giá tác động mơi trường, tuy nhiên, Luật BVMT lại quy định báo cáo đánh giá tác động môi trường làm căn cứ để quyết định chủ trương đầu tư; (2) sự chồng chéo, thiếu tính nhất quán của Luật Đầu tư và Luật Đất Đai trong quy định về: Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư; thủ tục giao đất, cho thuê đất; thời điểm và thời gian xác định nhu cầu sử dụng đất; chấm dứt dự án đầu tư và thu hồi đất của dự án đầu tư.

Nhìn chung, sự chồng chéo, chưa đồng bộ và thiếu tính nhất quán, thậm chí mâu thuẫn với nhau giữa các quy định trong các văn bản pháp luật hiện nay gây ra những khó khăn và là “rào cản” đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI; đồng thời, cũng gây khó khăn cho chính cơ quan QLNN trong hoạt động quản lý doanh nghiệp có vốn FDI.

Hai là, chất lượng NNL thành phố Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn

Với vị thế Thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung số lượng lớn các trường đại học, cao đẳng (tính đến năm 2019, có 75 trường đại học và 64 trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố [20]) và viện nghiên cứu của cả nước; có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao nhất cả nước (tính đến năm 2018, đạt 46,7% [89, tr. 99]); tập trung đơng đảo lực lượng giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ của cả nước. Đây chính là cơ sở tiền đề vững chắc để nâng cao chất lượng NNL trong chiến lược phát triển Thủ đô bễn vững.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội qua đào tạo vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Thành phố, còn thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu đặt ra trong Quy hoạch phát triển nhân lực Thành phố (đạt 75% năm

2020). Chất lượng lao động qua đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh ngiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố. Vai trò của hệ thống các trường dạy nghề chưa được phát huy. Thực tế cho thấy, hiện nay, doanh nghiệp có vốn FDI gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là cho các vị trí giám sát và quản lý.

Chất lượng NNL chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, một mặt, ảnh hưởng đến hiệu quả SX - KD của doanh nghiệp có vốn FDI. Mặt khác, cũng dẫn đến hạn chế về năng lực hấp thụ dòng vốn FDI của Thành phố.

3.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, nhận thức và phối hợp công tác trong hoạt động quản lý của các cơ quan QLNN thành phố Hà Nội đối với doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn cịn chưa thật tích cực.

Thực tiễn cho thấy, nhận thức về vấn đề hiệu quả KT - XH của các cơ quan QLNN thành phố Hà Nội có thời điểm cịn chưa thật tồn diện. Điều này thể hiện ở tâm lý nơn nóng trong hoạt động thu hút FDI; chú trọng về số lượng, mà chưa rốt ráo, quyết liệt trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát sau cấp phép.

Hiện nay, thành phố Hà Nội chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu chung, có tính liên thơng giữa các cơ quan QLNN (cơ quan cấp phép đầu tư, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan hải quan...) để thực hiện công tác giám sát, kiểm tra hoạt động góp vốn, huy động vốn và các hoạt động ngoại hối của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn. Việc phối hợp của các cơ quan QLNN thành phố Hà Nội trong công tác thu hút đầu tư, thực hiện thủ tục hành chính, cơng tác giám sát, kiểm tra thực hiện tiến độ dự án sau cấp phép, hoạt động SX - KD của doanh nghiệp có vốn FDI cịn thiếu đồng bộ, nhiều khi cịn bỏ sót hoặc chồng chéo.

Những hạn chế trong nhận thức và phối hợp công tác trong hoạt động của các cơ quan QLNN thành phố Hà Nội, một mặt, gây khó khăn cho các

doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn trong q trình SX - KD, đặc biệt là vấn đề thủ tục hành chính, tốn kém thời gian và làm phát sinh thêm chi phí trong q trình hoạt động. Mặt khác, làm giảm hiệu lực và hiệu quả QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố. Điều này đặt ra yêu cần cần phải tăng cường công các phối hợp của các cơ quan QLNN Thành phố quản lý hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn.

Hai là, doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội có quy mơ có vốn nhỏ và vừa là chủ yếu; tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ khá lớn và có dấu hiệu chuyển giá tại một số doanh nghiệp.

Thực tiễn cho thấy, doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu có quy mơ nhỏ và vừa (hơn 70%). Với quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính và đặc biệt, năng lực đổi mới cơng nghệ sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây được coi là một nguyên nhân của hạn chế về hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố, đặc biệt ở khía cạnh cải thiện năng lực cơng nghệ Thành phố.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội thua lỗ (so với tổng số doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động trên địa bàn) khá cao và có xu hướng tăng. Năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp có vốn FDI thua lỗ ở mức 35,5% và đến năm 2015 và 2020, tỷ lệ này tăng lên lần lượt là 51,9% và 57,4% [Phụ lục 3.2]. Qua công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra thực tế của Cục Thuế thành phố Hà Nội cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp lãi thật trong hoạt động SX - KD, có nhiều doanh nghiệp kê khai thiếu trung thực, dẫn đến tình trạng “lỗ giả, lãi thật”. Các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố kê khai lỗ liên tục trong nhiều năm chủ yếu ở các ngành như: Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất và lắp giáp gia công hàng điện tử; sản xuất, thi công lắp dựng các cấu kiện thép... [9]. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, mặc dù lỗ liên tục trong nhiều năm, vẫn tăng vốn đầu tư và mở rộng SX - KD. Hiện tượng này cho phép các cơ quan QLNN đặt ra nghi vấn chuyển giá tại

các doanh nghiệp có vốn FDI. Nhìn chung, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ khá cao, vấn đề chuyển giá là nguyên nhân của hạn chế về hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố, mà trực tiếp là ở khía cạnh hiệu quả đóng góp ngân sách nhà nước.

Ngồi ra, vấn đề nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay cũng cần phải được nhắc đến. Thực tế cho thấy rất nhiều doanh nghiệp có vốn FDI thực hiện dự án đầu tư với tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu thấp. Các doanh nghiệp này huy động vốn bằng cách thế chấp đất dự án để vay ngân hàng, sử dụng vốn của người mua căn hộ (đối với dự án bất động sản)... Nhìn chung, các “dự án ngoại, vốn nội” này thu nội tệ và chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ, làm tăng nhập siêu; và từ đó, làm giảm vai trị của dòng vốn FDI, cũng như, ảnh hưởng đến cán cân kinh tế vĩ mô của Thành phố.

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w