Kinh nghiệm của một số địa phương ngoài nước

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 66 - 74)

2.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Tô Châu (Suzhou) - Trung Quốc

Tô Châu là một trong những thành phố đông dân nhất của tỉnh Giang Tô - Trung Quốc. Với lịch sử hơn 2.500 năm, Tơ Châu đã từng được ví như “Thiên

đường hạ giới” (người Trung Quốc xưa đã ví “Trên thiên đường là thiên đường; trên trái đất là Tô Châu và Hàng Châu”). Từ cuối những năm 1990, Tô Châu thực hiện chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, từ cơng nghiệp hóa dựa trên sự phát triển của các doanh nghiệp thị trấn và làng xã, sang tăng trưởng kinh tế theo định hướng xuất khẩu, trên cơ sở sự gia tăng của dịng vốn FDI, trong đó, tập trung vào phát triển công nghệ và những ngành thâm dụng vốn [144]. Sang thế kỷ XX, chính quyền thành phố Tơ Châu đã đưa ra một loạt chính sách mới, tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế của Thành phố, hình thành mơ hình phân cơng lao động theo khơng gian - với R&D tại Thượng Hải và sản xuất tại Tô Châu [145]. Đến nay, Tô Châu được đánh giá là một trong những thành phố thịnh vượng nhất của Trung Quốc.

Quá trình vươn mình, phát triển mạnh mẽ của Tơ Châu có đóng góp khơng nhỏ của dịng vốn FDI đổ vào Thành phố này. Kể từ năm 2003 trở lại đây, Tô Châu đã vượt qua Thượng Hải về lượng vốn FDI thu hút được hàng năm và liên tục là một trong ba thành phố thu hút nhiều FDI nhất của Trung Quốc [143]. Tại thời điểm năm 2013, có 146 trong tổng số 500 cơng ty hàng đầu trên thế giới (tính theo doanh thu) đặt chi nhánh tại Tơ Châu [141]. Chính sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn vốn FDI, cùng với sự hiện diện của rất nhiều các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới đã thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ, trong giai đoạn 1980 - 2012, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm của Tô Châu đạt 19,83%; đặc biệt, năm 1993 tăng trưởng GRDP ở mức độ đáng kinh ngạc, tới 70,4% [143]. Cơ cấu kinh tế của Tô Châu cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ, biểu hiện ở xu hướng gia tăng mức độ đóng góp của các ngành có hàm lượng tri thức cao trong GRDP Thành phố. Những thành tựu đã đạt được về nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trong q trình phát triển Tơ Châu đem lại những bài học có thể tham khảo.

Một là, quy hoạch khơng gian phát triển gắn với ưu đãi tài chính (thuế) và cải cách thủ tục hành chính của Tơ Châu là cơ sở, tiền đề nâng cao hiệu

quả KT - XH của các doanh nghiệp có vốn FDI.

Chính quyền Tơ Châu đã tạo ra các khu phát triển kinh tế (điển hình là Khu cơng nghiệp Tơ Châu - Singapore ở phía tây Thành phố) nhằm tạo khơng gian phát triển cho các doanh nghiệp có vốn FDI. Từ 2 khu phát triển kinh tế ban đầu, đến năm 2012, Tơ Châu đã có 11 khu phát triển kinh tế cấp quốc gia và 6 khu phát triển cấp tỉnh và trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thành phố [143].

Trong quá trình mở rộng không gian phát triển, các khu kinh tế phát triển được chính quyền trung ương ưu tiên về quyền phê duyệt dự án, cho phép thu hút ĐTNN thông qua các chính sách ưu đãi như cho thuê đất và dịch vụ KCHT, kiểm soát trao đổi và giới hạn phê duyệt dự án [146]. Q trình cải cách thủ tục hành chính ở Tơ Châu diễn ra mạnh mẽ với việc thành lập trung tâm dịch vụ một cửa để đăng ký doanh nghiệp và các thủ tục hành chính có liên quan. Những ưu đãi về tài chính và cải cách thủ tục hành chính, một mặt, là lực hút đối với dịng vốn FDI; mặt khác, đây cũng là một trong những cơ sở đảm bảo cho các doanh nghiệp có vốn FDI giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả SX - KD, qua đó, là tiền đề nâng cao hiệu quả KT - XH.

Hai là, đẩy mạnh R&D, đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng lực công nghệ, thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI và doanh nghiệp trong nước nhằm làm tăng ảnh hưởng lan tỏa - tràn về cơng nghệ, từ đó, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị tồn cầu.

Những chính sách tạo động lực để phát triển của chính quyền Tơ Châu như mơ hình phân cơng lao động theo khơng gian (với R&D tại Thượng Hải, trong khi sản xuất tại Tô Châu; xu hướng tập trung của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Khu cơng nghiệp Tơ Châu - Singapore), bên cạnh những đóng góp tích cực trong phát triển KT - XH, cũng là nguyên nhân dẫn tới năng lực

R&D khá yếu, sự tương tác giữa các doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước hạn chế. Ở Tô Châu, các công ty đa quốc gia điều hành các doanh nghiệp của họ như các công ty con, chi nhánh và hầu hết trong số họ không thiết lập mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp địa phương [132]. Điều đó kéo theo, sự lan tỏa - tràn kiến thức, cơng nghệ từ khu vực doanh nghiệp có vốn FDI bị hạn chế và gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước ở Tô Châu trong việc tham gia vào chuỗi sản xuất của các công ty đa quốc gia.

Nhận thức được vấn đề, chính quyền thành phố Tơ Châu đã nỗ lực đẩy mạnh R&D và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Kết quả là, một số trung tâm nghiên cứu và chi nhánh của các trường đại học và tổ chức nổi tiếng trong và ngoài nước đã được thành lập ở Tơ Châu. Điều này đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ Thành phố, gia tăng liên kết giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy hiệu ứng tràn “lan tỏa” công nghệ và giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời, là tiền đề để Tơ Châu có thể chuyển mình thành một thành phố thơng minh, sáng tạo.

Ba là, phát huy vai trị của cán bộ chủ chốt trong cơng tác QLNN về kinh tế.

Thành tích trong phát triển KT - XH Tơ Châu có đóng góp khơng nhỏ của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI. Nguyên nhân sâu xa của sự nỗ lực này nằm ở hệ thống cán bộ được bổ nhiệm dựa trên thành tích trong phát triển kinh tế, điều đó làm cho họ tham vọng theo đuổi tăng trưởng GRDP trong nhiệm kỳ của họ [148]. Tuy nhiên, “chủ nghĩa GRDP” không đồng nghĩa với PTBV và đây cũng đang là vấn đề mà Tô Châu đang phải đối mặt.

Năm 2013, Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII đã thảo luận về cải cách hệ thống đánh giá thăng tiến cán bộ, theo đó, cần thêm thời gian để đánh giá những sáng kiến của “chủ nghĩa GRDP” và cần có triết lý phát triển để ngăn chặn sự thái quá của nó. Như vậy, phát huy vai trò của cán bộ chủ chốt trong công tác QLNN về kinh

tế đã đem lại những thành tựu nhất định trong phát triển KT - XH Tô Châu, tuy nhiên, sự thái quá của “chủ nghĩa GRDP” cũng làm cho quá trình phát triển của Thành phố thiếu tính bền vững.

Bốn là, giải quyết hài hịa lợi ích giữa phát triển khu vực doanh nghiệp có vốn FDI với các khu vực kinh tế khác trong phát triển KT - XH và vấn đề chăm lo lợi ích người lao động.

Sự gia tăng không ngừng của các khu phát triển kinh tế ở Tô Châu nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút dòng vốn FDI đã làm quỹ đất cho nông nghiệp bị sụt giảm và sơng ngịi bị lấn chiếm. Q trình thu hút và sử dụng nguồn vồn FDI của Tơ Châu chứa đựng trong nó cả những dự án có vốn FDI tiềm ẩn nguy cơ ơ nhiễm cao (các dự án ở các ngành công nghiệp mạ vàng, luyện kim và kỹ thuật hóa học). Mặt khác, nhiều khu phát triển kinh tế khó khăn về tài chính để vận hành các cơ sở xử lý nước thải và nước thải công nghiệp được thải trực tiếp ra sông hồ [124]. Điều này đặt ra mối lo lớn hơn về an ninh nguồn nước và cân bằng sinh thái - một mối đe dọa đáng kể đối với mạng lưới các vùng nước khi mà Tơ Châu có lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế du lịch và nghỉ dưỡng.

Giống như nhiều thành phố khác của Trung Quốc, Tô Châu chịu chi phí xã hội cao cho sự phát triển đơ thị tràn lan của nó [148]. Hệ quả là sự gia tăng của một nhóm dễ bị tổn thương mới (những nơng dân mất đất). Đặc biệt, sự bất bình đẳng ngày càng lớn trong lực lượng lao động của Tơ Châu khi tình trạng bộ phận lao động di cư không được xem xét trong các kế hoạch xã hội, đây rõ ràng không chỉ là vấn đề của cơng bằng xã hội, mà cịn là vấn đề tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn chính trị - xã hội.

Tóm lại, những vấn đề mà Tơ Châu phải đối mặt hiện nay về lợi ích của các khu vực kinh tế và lợi ích của người lao động trong quá trình phát triển KT - XH dựa trên những đóng góp của các cơng ty đa quốc gia đang đặt ra cho Thành phố này những thách thức lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn. Và,

đây rõ ràng, là bài học “cần phải tránh” đối với các địa phương khác!

2.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Bangalore - Ấn Độ

Bangalore (hay Bengaluru) là thủ phủ của bang Karnataka, miền Nam Ấn Độ và được mệnh danh là “Thành phố vườn” của Ấn Độ. Trải qua nhiều kế hoạch phát triển, đến năm 1991, hưởng ứng mạnh mẽ cuộc cải cách chính sách tồn diện của chính phủ Ấn Độ và vận dụng các chính sách này hợp lý, Bangalore đã có sự chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển KT - XH và vươn lên trở thành thành phố lớn thứ 3 của Ấn Độ. Đến nay, cùng với sự phát triển và bùng nổ của ngành công nghệ thông tin (hầu như tất cả các công nghệ của Ấn Độ hay thế giới đều được tập trung ở Bangalore, với sự góp mặt của các ơng lớn hàng đầu thế giới như: Siemens, Texas Instruments, Dell, GM, IBM, Philips, Samsung...), Bangralore còn được biết đến với tên gọi “Thung lũng Silicon ở Châu Á” hay “Cao nguyên Silicon”.

Kể từ năm 1991 đến nay, dòng vốn FDI chảy vào Ấn Độ không ngừng tăng lên, cả về số lượng vốn và tỷ trọng trong lượng vốn FDI toàn cầu. Năm 2000, Ấn Độ thu hút được 3,5 tỷ USD, bằng với 0,26% lượng vốn FDI toàn cầu; đến năm 2017, con số tương ứng đã là 39,9 tỷ USD và 2,79% lượng vốn FDI toàn cầu [90]. Thành phố Bangalore - Thủ phủ, điểm đến chính của dịng vốn FDI của bang Karnataka, thu hút được 28,83 tỷ USD vốn FDI trong giai đoạn 2000 - 2017, tương ứng với 7,83% lượng vốn FDI của Ấn Độ; trong đó, “phần cứng và phần mềm máy tính” là một trong những ngành thu hút được nhiều FDI nhất, Mauritius và Singapore là hai đối tác đầu tư chính (lần lượt chiếm tới 28% và 27% lượng vốn FDI) [122].

Sự hiện diện và cả những đóng góp của các cơng ty đa quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ thơng tin đã thúc đẩy mạnh mẽ q trình phát triển KT - XH của Bangalore. Theo đó, hiệu quả KT - XH của các cơng ty đa quốc gia ở Bangalore là rất rõ ràng, đặc biệt là hiệu quả về mặt xã hội. Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin đã tạo ra 2.600 việc làm vào năm 1991, tăng

lên 160.000 việc làm vào năm 2004 [133]. Sự thịnh vượng của Bangalore cũng được thể hiện ở mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn 2 lần mức chung của bang Karnataka [125]. Về nhận thức, những lao động đang làm việc trực tiếp ở các công ty đa quốc gia cho rằng, FDI khơng làm hỏng văn hóa địa phương và sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia đã dẫn tới mức độ tham những thấp hơn [115]. Như vậy, những thành tựu đã đạt được trong quá trình phát triển KT - XH của Bangalore trên cơ sở đóng góp từ các cơng ty đa quốc gia hàng đầu thế giới đem lại những gợi ý trong nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI.

Một là, thực hiện quy hoạch không gian phát triển kinh tế gắn với xây dựng KCHT phù hợp và cải cách tồn diện chính sách kinh tế là cơ sở tiền đề nâng cao hiệu quả KT - XH của các doanh nghiệp có vốn FDI.

Hưởng ứng mạnh mẽ cải cách chính tồn diện của Ấn Độ và vận dụng hợp lý vào điều kiện địa phương, Bangalore đã thực hiện quy hoạch không gian phát triển kinh tế và cải cách khá triệt để các chính sách về cơng nghiệp và thương mại. Về quy hoạch không gian phát triển Bangalore, các khu công nghiệp chủ yếu nằm ở vùng ngoại vi Thành phố và dần trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển. Nổi bật trong số đó là khu cơng nghiệp Peenya, Thành phố điện tử và khu vực Whitefield; riêng khu công nghiệp Peenya (phía bắc Bangalore) được coi là khu cơng nghiệp lớn nhất ở Nam và Đông Nam Á, bao gồm khoảng 4.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa [137].

Thực hiện cải cách chính sách cơng nghiệp đã dẫn đến số lượng các ngành công nghiệp bị hạn chế đầu tư đã giảm đáng kể, trần về năng lực đầu tư cho nhiều ngành được nâng lên; hệ thống giấy phép phức tạp, kiểm soát quan liêu về thành lập và điều hành doanh nghiệp trước cải cách được gỡ bỏ [142]. Cải cách chính sách thương mại như cấp phép hạn chế nhập khẩu bị loại bỏ và giảm thuế nhập khẩu. Nhìn chung, những cải cách chính sách thương mại đã đem lại những hiệu ứng nhất định nhưng vẫn có khuynh hướng chống xuất

khẩu [137]. Đến nay, kết cấu kinh tế của Bangalore, được đặc trưng bởi sự phát triển của ngành công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, cũng như sự phát triển của các ngành công nghiệp ô tô, hàng không, vũ trụ, quốc phịng và cơng nghệ sinh học.

Hai là, thực hiện chính sách thu hút NNL chất lượng cao và vấn đề gia tăng bất bình đẳng xã hội.

Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ được thúc đẩy một lượng lớn vốn FDI tập trung vào các ngành công nghiệp dịch vụ công nghệ cao và liên quan đến công nghệ thông tin, nhu cầu lao động, đặc biệt là lao động có trình độ của ngành cơng nghệ thơng tin tăng cao. Mặt khác, chính quyền Bangalore đã có những chính sách ưu đãi về nhà ở và bất động sản, xây dựng các khu tập trung chuyên gia... Việc tạo lập đồng bộ các điều kiện bảo đảm song song với nhu cầu lao động tăng cao đã tạo lên làn sóng hồi hương của lực lượng kỹ sư, lập trình viên và những người Ấn Độ đã từng làm những nghề khác tại Mỹ (làn sóng B2B - Back to Bangalore). Rời nước Mỹ với trình độ tay nghề khá vững vàng và một vốn kinh nghiệm cực kỳ quý báu, những B2B này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ của Bangalore.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng được thúc đẩy chủ yếu bởi một lượng lớn vốn FDI của Bangalore cũng đồng thời tạo ra một nhóm thiểu số cơng nhân - tầng lớp trung lưu có học thức, nhiều người trong số họ khơng phải là người bản xứ và điều đó tạo ra sự phân biệt về điều kiện sống giữa tầng lớp mới này và người nghèo, người già bản địa. Đến nay, FDI ở Bangalore dường như là một “vấn đề” hơn là một lợi ích; gia tăng dân số, tắc nghẽn và phát triển ngoại vi dường như đã làm suy giảm chất lượng cuộc sống [136]. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải tính đến vấn đề lợi ích của các nhóm dân cư trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển Bangalore trong những giai đoạn sau.

Ba là, sự phụ thuộc vào dòng vốn FDI và mức độ dễ tổn thương của

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w