đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội phải gắn với mục tiêu phát triển bền vững Thủ đô
Hiện nay, PTBV là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, vấn đề PTBV đã được đặt ra và được cụ thể hóa thơng qua Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Theo đó, một trong những quan điểm PTBV đã được xác định: “PTBV là sự nghiệp của tồn Đảng, tồn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành và địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân” [79].
Quán triệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020, gắn với quá trình xây dựng và phát triển KT - XH Thủ đô, Hà Nội xác định mục tiêu tổng quát: “Kinh tế Thủ đô tăng trưởng bền vững, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý và hiệu quả, BVMT, giữ vững ổn định chính trị - xã hội” [96]. Để góp phần hiện thực hóa mục tiêu này, cần quán triệt quan điểm nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội phải gắn với mục tiêu PTBV Thủ đô. Cụ thể:
4.1.2.1. Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội phải gắn với thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thủ đô về kinh tế
Trên phương diện kinh tế, PTBV gắn với phát triển nhanh và an toàn, chất lượng. Yếu tố được nhấn mạnh là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, khơng chỉ tập trung mang lại lợi ích cho thiểu số. Đối với thành phố Hà Nội, PTBV về kinh tế cần đạt được các yêu cầu: (1) Có tăng trưởng
GRDP và GRDP bình qn đầu người đạt mức cao; (2) có cơ cấu GRDP được xác định với tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GRDP cao hơn nông nghiệp; (3) tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, khơng chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
Để thực hiện PTBV về kinh tế, mỗi doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền thành phố Hà Nội phải quán triệt đầy đủ các yêu cầu trên. Theo đó, nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố cần phải gắn với các mục tiêu:
Một là, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI trong GRDP
thành phố Hà Nội ngày càng tăng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp này có xu hướng tăng (ICOR của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố có xu hướng giảm).
Hai là, tỷ trọng và hiệu quả đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI
vào ngân sách thành phố Hà Nội có xu hướng tăng.
Ba là, hiệu quả đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI trong giá trị
kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hà Nội được cải thiện theo xu hướng tăng; vai trò “động lực” thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu được giữ vững và là cầu nối để doanh nghiệp trong nước trên địa bàn Thành phố tham gia vào chuỗi gia trị toàn cầu và vươn tầm thế giới.
Bốn là, hiệu quả đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI vào cải thiện
năng lực công nghệ thành phố Hà Nội ngày càng lớn và đáp ứng được kỳ vọng là nguồn công nghệ chủ lực của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn.
4.1.2.2. Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn thành phố Hà Nội phải gắn với thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thủ đô về xã hội
Trên phương diện xã hội, PTBV là sự phát triển hướng đến phát triển con người và công bằng xã hội. Chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, gồm: Thu nhập bình qn đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức độ
hưởng thụ văn hóa và văn minh. Cơng bằng xã hội mà PTBV hướng đến là xã hội cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
Theo đó, nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo định hướng phát triển Thủ đơ bền vững, ở khía cạnh xã hội, cần gắn với mục tiêu:
Một là, số lượng và tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI
trong tạo việc làm cho lao động Thủ đô ngày càng lớn, hiệu quả tạo việc làm có xu hướng tăng. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn FDI được cải thiện, theo hướng tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam.
Hai là, hiệu quả tạo thu nhập của doanh nghiệp có vốn FDI có xu hướng
tăng, thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ thu nhập và bảo đảm đời sống của người lao động ngày càng tốt hơn. Doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội tham gia (và/ hoặc hỗ trợ tài chính) trong cơng tác xóa đói, giảm nghèo ngày càng nhiều, cả về mức độ đóng góp và tỷ trọng doanh nghiệp tham gia trong tổng số doanh nghiệp có vốn FDI.
Ba là, đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI trong q trình nâng cao
chất lượng NNL Thủ đô ngày càng lớn. Liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI với doanh nghiệp trong nước, trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội trong công tác đào tạo và đào tạo lại lao động bền chặt và có xu hướng đi vào thực chất hơn.
4.1.2.3. Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nộ phải gắn với thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thủ đô về môi trường
Trên phương diện mơi trường, PTBV địi hỏi phải duy trì sự cân bằng giữa BVMT tự nhiên với sự khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người, hướng đến mục đích duy trì mức độ khai thác tài ngun trong
một giới hạn nhất định và cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. Theo đó, PTBV về mơi trường gồm những nội dung: (1) Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, đặc biệt là những tài nguyên không tái tạo; (2) phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái; (3) kiểm soát tốt và giảm thiểu mức phát thải khí nhà kính; (4) giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (như nguồn nước, khơng khí, đất, lương thực thực phẩm); (5) bảo vệ đa dạng sinh học, tầng ozon; (6) bảo vệ các hệ sinh thái nhạy cảm...
Đối chiếu với những nội dung PTBV về mơi trường, q trình nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội cần gắn với các mục tiêu:
Một là, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật Việt Nam về BVMT,
giảm thiểu đến mức thấp nhất số vụ việc doanh nghiệp có vốn FDI vi phạm pháp luật về BVMT. Doanh nghiệp có vốn FDI tham gia và/ hoặc hỗ trợ tài chính cho thành phố Hà Nội trong vấn đề BVMT ngày càng nhiều, cả về mức độ và tỷ trọng đóng góp.
Hai là, nâng cao tỷ trọng doanh nghiệp có vốn FDI sử dụng cơng nghệ
sản xuất hiện đại, công nghệ xanh, thân thiện môi trường. Đồng thời, khơng khuyến khích và hạn chế đối với hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI thâm dụng tài nguyên thiên nhiên.
4.1.3. Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội phải gắn với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội phải gắn với q trình chuyển giao và làm chủ cơng nghệ hiện đại
Lợi ích căn bản, có tính lâu dài của dịng vốn FDI đối với phát triển Thủ đô bền vững nằm ở việc chuyển giao công nghệ, kiến thức chuyên môn, và kỹ năng quản lý hiện đại. Yếu tố quan trọng được nhấn mạnh ở đây, không chỉ đơn thuần là cơng nghệ nằm trong bản thân máy móc, thiết bị được chuyển giao, mua sắm, mà nằm ở thị trường công nghệ, với những thông tin thị
trường về giá trị của cơng nghệ mới, quy trình cơng nghệ và các giải pháp quản lý mới. Công nghệ trong doanh nghiệp có vốn FDI là cơng nghệ của nước ngồi, có thể rời đi cùng với sự “dịch chuyển” của dịng vốn FDI. Để thực sự trở thành cơng nghệ của Hà Nội, q trình lan tỏa cơng nghệ từ doanh nghiệp có vốn FDI sang doanh nghiệp trong nước trên địa bàn Thành phố cần được diễn ra và thông qua quá trình này, Hà Nội sẽ tiếp nhận chuyển giao và làm chủ cơng nghệ.
Nhìn chung, lan tỏa cơng nghệ từ dòng vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội bị chi phối bởi hai yếu tố cơ bản là động lực và bối cảnh; phụ thuộc vào cả hai phía, doanh nghiệp có vốn FDI và doanh nghiệp trong nước trên địa bàn Thành phố. Theo phương thức, lan tỏa công nghệ sẽ diễn ra thơng qua liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước và dịch chuyển lao động giữa các khu vực doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Theo tính chất và cấp độ, lan tỏa cơng nghệ có thể diễn ra theo một cách tự nhiên (lan tỏa “tự phát”) và theo cách có tổ chức (lan tỏa “tự giác”). Lan tỏa công nghệ “tự phát” phụ thuộc nhiều vào môi trường cạnh tranh của thị trường và để cạnh tranh với doanh ngiệp có vốn FDI, doanh nghiệp trong nước buộc phải đổi mới công nghệ. Lan tỏa công nghệ “tự giác” phụ thuộc nhiều vào sự tác động tích cực của nhà nước đến quy trình và các chủ thể thực hiện lan tỏa công nghệ.
Năng lực công nghệ của thành phố Hà Nội có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển Thủ đô bền vững. Với ý nghĩa đó, nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội cần phải gắn với quá trình chuyển giao và làm chủ được công nghệ hiện đại. Quán triệt quan điểm này, cần thực hiện:
4.1.3.1. Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội phải gắn với phát huy tính tích cực của chủ thể q trình lan tỏa cơng nghệ
Chủ thể lan tỏa cơng nghệ từ dịng vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội được xác định là doanh nghiệp có vốn FDI, doanh nghiệp trong nước và người lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố. Để phát huy tính tích cực của các chủ thể lan tỏa cơng nghệ trong q trình nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố, các cơ quan QLNN cần có sự tính tốn và tích hợp các điều kiện đãi ngộ và hỗ trợ trong cơ chế, chính sách theo hướng bảo đảm nâng cao được hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI, đồng thời phát huy tính tích cực của các chủ thể của q trình lan tỏa cơng nghệ.
Phát huy tính tính cực của chủ thể lan tỏa cơng nghệ từ dịng vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua các biện pháp, như: Nâng cao tinh thần chủ động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp, phát huy tinh thần học tập suốt đời của người lao động; hồn thiện cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy liên kết doanh nghiệp và lan tỏa cơng nghệ; có chính sách đãi ngộ gắn với mức độ chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp có vốn FDI... sẽ làm cho mức độ chuyển giao công nghệ được gia tăng, kéo theo năng lực cơng nghệ của Thành phố được nâng lên. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố; đồng thời, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển Thủ đô bền vững.
4.1.3.2. Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội phải gắn với tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ
Chủ trương nâng cao năng lực cơng nghệ nền kinh tế của Việt Nam, trong đó chuyển giao cơng nghệ từ dịng vốn FDI có vai trị quan trọng, đã được cụ thể hóa trong các văn bản luật, như Luật Chuyển giao công nghệ, Nghị định số 76/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan... Theo đó, chính sách của Việt Nam đối với chuyển giao công
nghệ được xác định: “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ”; “ưu tiên chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực, cơng nghệ phục vụ quốc phịng, an ninh từ nước ngồi vào Việt Nam”; “chú trọng lan tỏa cơng nghệ tiên tiến, cơng nghệ cao từ doanh nghiệp có vốn FDI sang doanh nghiệp trong nước” [66].
Đối với thành phố Hà Nội, việc tạo ra “sân chơi” bình đẳng, cùng có lợi cho các chủ thể lan tỏa cơng nghệ trên cơ sở chính sách, pháp luật Việt Nam có vai trị quan trọng trong thúc đẩy lan tỏa cơng nghệ từ dịng vốn FDI trên địa bàn Thành phố. Theo đó, để hoạt động lan tỏa công nghệ đi vào thực chất, một mặt, các chủ thể tham gia “sân chơi” này phải tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ. Mặt khác, các cơ quan QLNN Thành phố liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ (như: Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Khoa học và công nghệ; Sở Công thương...) cần thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo luật định; đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ trong cơng tác QLNN, hướng đến lợi ích chung. Việc tn thủ chặt chẽ quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ của cơ quan QLNN và các chủ thể trong hoạt động chuyển giao cơng nghệ trên địa bàn Hà Nội góp phần làm cho hoạt động chuyển giao công nghệ đi đúng định hướng, đáp ứng được kỳ vọng của thành phố Hà Nội về nguồn vốn FDI. Một mặt, quá trình lan tỏa cơng nghệ làm cho năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn được nâng lên, góp phần nâng cao năng lực cơng nghệ của Thành phố. Mặt khác, chính việc nâng cao năng lực cơng nghệ của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp CNHT cũng góp phần nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố.