kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
Từ thực trạng về hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, có thể thấy đang tồn tại một số mâu thuẫn cần giải quyết. Cụ thể:
3.3.3.1. Mâu thuẫn giữa mục tiêu lợi ích kinh tế - xã hội mà thành phố Hà Nội mong muốn đạt được từ hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp này
Đây là vấn đề có tính bao trùm, phản ánh mục đích của các chủ thể trong hoạt động kinh tế. Ở góc độ QLNN về kinh tế, trên cơ sở hệ thống chính sách và pháp luật chung của Việt Nam, trong phạm vi thẩm quyền theo phân cấp, thành phố Hà Nội đã xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách với các ưu đãi cụ thể, bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố diễn ra thơng suốt, bình đẳng và phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế. Đồng thời, cơ chế và và chính sách này cũng bảo đảm các lợi ích KT - XH
của Thành phố, cả về trước mắt và về lâu dài.
Với tư cách thực thể tham gia trực tiếp trong các hoạt động kinh tế, doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội hoạt động trên nguyên tắc, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Theo đó, doanh nghiệp có vốn FDI sẽ đầu tư SX - KD trong những ngành, lĩnh vực kinh tế mang lại và bảo đảm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp có vốn FDI bị đe dọa, có thể do sự thay đổi trong cơ chế, chính sách của địa phương tiếp nhận đầu tư hoặc xuất hiện địa phương khác với những ưu đãi tốt hơn, sẽ xảy ra tình trạng “di chuyển” dòng vốn đầu tư của các nhà ĐTNN. Điều đó kéo theo, những những lợi ích KT - XH của địa phương tiếp nhận đầu tư ít, nhiều bị ảnh hưởng.
Thực tế hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, mâu thuẫn về mục tiêu lợi ích KT - XH của Thành phố với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp có vốn FDI biểu hiện cả trong q trình xây dựng, ban hành và thực thi chính sách, pháp luật, cũng như trên các mặt kinh tế, xã hội và mơi trường. Trong q trình xây dựng, ban hành và thực thi chính sách, pháp luật hiện nay, sự thiếu đồng bộ, chồng chéo hay thâm chí, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật đã gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố. Điều đó làm suy giảm hiệu quả SX - KD, khó bảo đảm hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố.
Trên các mặt của đời sống KT - XH, ở góc độ kinh tế, vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, khơng ít doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố đã thiếu trung thực trong khai báo thuế, thực hiện hành vi “chuyển giá”. Sự gian lận này dẫn đến thất thu cho ngân sách Thành phố. Ở góc độ xã hội và mơi trường, để giảm thiểu chi phí sản xuất, khơng ít doanh nghiệp có vốn FDI đã chấp hành không nghiêm những quy định của pháp luật về lao động và BVMT. Những vụ việc như đình cơng của lao động hay xả thải chưa qua xử lý của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố là minh chứng rõ
ràng nhất cho điều đó.
Để giải quyết mâu thuẫn này, đồng thời nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai phía. Đối với chính quyền Thành phố, nâng cao chất lượng cơng tác xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách theo hướng hài hịa, bảo đảm lợi ích KT - XH của Thành phố và cả lợi ích của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn. Đối với doanh nghiệp có vốn FDI, cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật; đồng thời, tham gia tích cực và chủ động hơn vào q trình hồn thiện cơ chế, chính sách của Thành phố.
3.3.3.2. Mâu thuẫn giữa mục tiêu cải thiện năng lực công nghệ với chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nâng cao năng lực công nghệ nền kinh tế qua dịng vốn FDI là lợi ích căn bản, có tính lâu dài và bền vững đối với các địa phương tiếp nhận đầu tư, và thành phố Hà Nội cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Để thực hiện được mục tiêu cải thiện năng lực cơng nghệ Thành phố, chính quyền Hà Nội đã quan tâm xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và nâng cao chất lượng cơng tác thực thi chính sách về khoa học và cơng nghệ của các cơ quan QLNN, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát sau cấp phép trong hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, thực trạng hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố đã cho thấy, chuyển giao cơng nghệ qua hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI vẫn chưa thực sự trở thành nguồn công nghệ chủ lực và chưa tạo ra ảnh hưởng mạnh đến thay đổi, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong nước trên địa bàn.
Đến nay, hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra, để hấp thụ được công nghệ qua hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI, chất lượng NNL địa phương tiếp nhận đầu tư phải đạt đến “ngưỡng” nhất định. Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù là trung tâm giáo dục hàng đầu của cả nước, chất lượng NNL của thành phố
Hà Nội hiện vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Điều đó có nghĩa, chất lượng NNL là một “điểm nghẽn” trong q trình nâng cao năng lực cơng nghệ Thành phố qua hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn.
Để đạt được những lợi ích có tính lâu dài và bền vững từ hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, cần giải quyết được mâu thuẫn giữa mục tiêu cải thiện năng lực công với chất lượng NNL chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp có vốn FDI. Theo đó, sự nỗ lực của chính quyền Thành phố và doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn cần được thể hiện trên cả khía cạnh pháp lý về chuyển giao công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển thị trường sức lao động và phát triển NNL.
3.3.3.3. Mâu thuẫn giữa mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi với nguy cơ mất cân đối giữa các ngành, vùng kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội
Để phát triển KT - XH trong điều kiện hạn chế về nguồn lực, thành phố Hà Nội đã xác định các ngành, lĩnh vực kinh tế ưu tiên phát triển. Theo đó, những ưu đãi về cơ chế, chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư sẽ được Thành phố đưa ra nhằm định hướng hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn. Thực tế cho thấy, hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố tập trung chủ yếu ở một số ngành như: Công nghiệp chế biến và chế tạo; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; hoạt động kinh doanh bất động sản.
Những ưu đãi đầu tư sẽ thu hút doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào những ngành, lĩnh vực đã được thành phố Hà Nội định hướng ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, khi sự sự phát triển quá mức của các ngành này diễn ra sẽ dẫn đến sự mất cân đối giữa các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc chấp hành chưa nghiêm các quy định về BVMT của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố cũng là vấn đề cần được cân nhắc, đặc biệt khi Hà Nội có rất nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế du lịch.
Kết luận chương 3
Thực trạng hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020 cho thấy: Doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu; đóng góp vào ngân sách nhà nước có sự cải thiện và có xu hướng tăng; cải thiện năng lực cơng nghệ và nâng cao năng suất lao động; đóng góp tích cực trong tạo việc làm; là động lực thúc đẩy quá trình tăng thu nhập cho người lao động; thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động, thông qua “chỉ số tuân thủ” khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, tồn tại như: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có xu hướng giảm; hiệu quả trên phương diện xuất khẩu giảm; hiệu quả về đóng góp ngân sách nhà nước thấp hơn mức mặt bằng chung của Thành phố; xu hướng tăng năng suất lao động và hoạt động chuyển giao công nghệ chưa đáp ứng được kỳ vọng của Thủ đơ; hiệu quả việc làm có xu hướng giảm; vấn đề bảo vệ môi trường và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng thông qua “chỉ số trên mức tuân thủ” chưa được quan tâm đúng mức.
Từ thực trạng hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, có thể khái quát 3 mâu thuẫn cần giải quyết để nâng cao hiệu quả KT - XH của khu vực doanh nghiệp này. Cụ thể: (1) Mâu thuẫn giữa mục tiêu lợi ích KT - XH của Thành phố từ hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp này; (2) mâu thuẫn giữa mục tiêu cải thiện năng lực công với chất lượng NNL chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn; (3) mâu thuẫn giữa mục tiêu nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI với nguy cơ mất cân đối giữa các ngành, vùng kinh tế trên địa bàn Thành phố. Giải quyết tốt 3 mâu thuẫn này là cơ sở để nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố.
Chương 4