Nguyên nhân của thành tựu

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 110 - 113)

3.3.1.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, hệ thống chính sách và pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện phù hợp với thực tiễn phát triển và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Cùng với q trình phát triển đất nước, hệ thống chính sách và pháp luật của Việt Nam ln được Đảng và Nhà nước quan tâm, hồn thiện nhằm động viên mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Nhìn chung, chính sách và pháp luật của Việt Nam hiện nay đã tạo ra sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và là tiền đề cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.

Thực tiễn cho thấy, hệ thống chính sách và pháp luật Việt Nam nói chung, chính sách và pháp luật về đầu tư và khuyến khích ĐTNN nói riêng hiện nay khá tồn diện. Một mặt, các chính sách về tài chính, phát triển KCHT, khoa học và công nghệ, phát triển NNL với các quy định cụ thể trong các luật về thuế, đất đai, công nghệ, chuyển giao cơng nghệ, lao động... đã góp phần thúc đẩy sự phát triển, cũng như làm gia tăng hiệu quả hoạt động SX - KD của các doanh nghiệp có vốn FDI. Từ đó, là tiền đề để gia tăng những đóng góp của các doanh nghiệp có vốn FDI cho xã hội. Mặt khác, chính sự hồn thiện của hệ thống chính sách và pháp luật lại có ý nghĩa pháp lý quan trọng, bảo đảm cơ chế cho việc thực thi tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN.

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ thống chính sách và pháp luật Việt Nam cũng liên tục được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Quá trình này tạo ra mơi trường pháp lý thuận lợi cho các công ty đa quốc gia xâm nhập thị trường Việt Nam. Đồng thời, cũng là quá trình các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với mơi trường pháp luật quốc tế; từ đó, có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước.

Hai là, xu hướng đa dạng hóa đầu tư của các cơng ty đa quốc gia và ảnh hưởng của “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”.

Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc đã định vị ở vị trí số 2. Cùng với sự trưởng thành về kinh tế, những lợi thế của Trung Quốc trong thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia phương Tây (như thị trường sức lao động giá rẻ, các chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế...) cũng dần mất đi. Điều đó đã buộc các cơng ty đa quốc gia ở các tỉnh vùng duyên hải của Trung Quốc phải thực hiện Chiến lược “Trung Quốc + 1” (doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Trung Quốc sẽ mở rộng sản xuất, đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất sang các nước châu Á khác như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia...), nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất (nhân cơng giá rẻ, các ưu đãi đầu tư hấp dẫn hơn),

giảm thiểu rủi ro gián đoạn (nguy cơ đứt, gãy) chuỗi cung ứng, biến động tỷ giá,...Theo Keisuke I (2015), chiến lược “Trung Quốc + 1” là một phương pháp được các doanh nghiệp dùng để bảo hiểm rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhật Bản [128].

Kể từ khi “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung” nổ ra, xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI ra khỏi Trung Quốc của các doanh nghiệp có vốn FDI càng diễn ra mạnh mẽ hơn, nhằm né tránh rủi ro, đặc biệt là nguy cơ bị áp thuế cao của Mỹ. Điều này đã tiếp tục thúc đẩy dịch chuyển dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang các nước ASEAN và Châu Á mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Ngồi ra, chính sách khuyến khích dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc của các nước như Nhật Bản và Mỹ, thơng qua các gói hỗ trợ tài chính lớn, cũng góp phần thúc đẩy xu hướng dịch chuyển này.

Có thể thấy, xu hướng đa dạng hóa đầu tư của các công ty đa quốc gia và ảnh hưởng của “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung” đã làm cho dịng vốn FDI đổ vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam tăng lên. Đây được xác định là cơ hội để Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, với chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI phù hợp, chọn lọc được các nhà ĐTNN có năng lực tốt, phù hợp với chiến lược phát triển KT - XH. Quá trình này đồng thời là tiền đề khách quan để nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố.

3.3.1.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, thành phố Hà Nội đã có nhiều cơ chế và chính sách khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố.

Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế và chính sách thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng trên địa bàn Thành phố. Điều đó được thể hiện ở số lượng lớn các quyết định, kế hoạch và chương trình của Thành phố, như: Quyết định Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Thành phố giai đoạn

2011-2020 [97], Kế hoạch Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CNHT trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013-2020 [98], các kế hoạch phát triển CNHT và sản phẩm CNHT, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước hàng năm và từng giai đoạn...

Có thể thấy, một mặt, những cơ chế và chính sách của thành phố Hà Nội đã tạo khung khổ pháp lý, điều kiện hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố; từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả SX - KD của doanh nghiệp có vốn FDI. Mặt khác, chính những cơ chế, chính sách này cũng là khung khổ quy định hoạt động của cơ quan QLNN, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn; là tiền đề bảo đảm hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố.

Hai là, hiệu quả SX - KD của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội tốt hơn mức mặt bằng chung Thành phố.

Thực tiễn cho thấy, doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu quả hoạt động SX - KD tốt hơn mức mặt bằng chung của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, cả về chỉ số tỷ suất lợi nhuận/ vốn SX - KD và tỷ suất lợi nhuận/ tài sản của doanh nghiệp. Có thể thấy, đây chính là cơ sở nội tại cho những đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI trong quá trình phát triển KT - XH của Thủ đơ. Tuy nhiên, những đóng góp này chỉ thực sự được bảo đảm và đáp ứng được kỳ vọng của Thành phố khi hoạt động của các doanh nghiệp này được đặt trong môi trường gắn với sự hồn thiện của cơ chế, chính sách và pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w