Tăng cường liên kết doanh nghiệp và liên kết địa phương Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 152 - 156)

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn thành phố Hà Nội

Năng lực hấp thụ, hiểu theo nghĩa chung nhất, là khả năng tìm kiếm và lựa chọn cơng nghệ thích hợp nhất để đồng hóa từ những cái hiện có. Theo đó, hấp thụ dịng vốn FDI có nghĩa là sự đồng hóa dịng vốn FDI của nền kinh tế tiếp nhận đầu tư. Có hai giai đoạn hấp thụ dòng vốn FDI: (1) Tiến hành dự án vào thực tế; (2) chuyển đổi các lợi ích từ FDI trở thành nguồn lực phát triển của nền kinh tế. Năng lực hấp thụ dòng vốn FDI chịu sự quyết định của hai nhân tố: Nguồn lực xã hội (mức độ mở cửa, hội nhập; chất lượng NNL; KCHT; thể chế) và nguồn lực kinh tế (năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trong nước; thị trường tài chính; R&D; năng lực tích tụ sản xuất).

Lợi ích căn bản do dịng vốn FDI đem lại cho các địa phương tiếp nhận đầu tư nằm ở việc chuyển giao công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý kinh tế hiện đại. Theo đó, vấn đề năng lực hấp thụ cơng nghệ từ dịng vốn FDI của các địa phương tiếp nhận đầu tư có ý nghĩa vơ cùng quan trọng!

Để hấp thụ dòng vốn FDI, cũng như nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vố FDI trên địa bàn, thành phố Hà Nội cần:

4.2.4.1. Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trong nước và tổ chức các dịch vụ kết nối chính thức

Năng lực hấp thụ cơng nghệ của doanh nghiệp trong nước trên địa bàn thành phố Hà Nội là nhân tố quy định tính tích cực của hoạt động chuyển giao cơng nghệ qua dịng vốn FDI. Nhìn từ góc độ QLNN, để nâng cao năng lực hấp thụ của doanh nghiệp trong nước trên địa bàn, các cơ quan quản lý của Thành phố cần:

Đánh giá khả năng, nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng quốc gia và quốc tế tại các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn

Thành phố; xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp trong nước với các thông tin đầy đủ, kết cấu hợp lý và liên tục cập nhật. Từ đó, tạo ra hệ thống thơng tin mở, làm cơ sở tạo lập liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố.

Hỗ trợ triển khai các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất. Tổ chức chương trình (hội thảo, tập huấn) phổ biến kiến thức về xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Kết nối trực tiếp các các doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước có trình độ cơng nghệ, năng lực cạnh tranh và năng lực hấp thụ tốt, sãn sàng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tăng cường phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý của thành phố nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI, từ đó, thúc đẩy liên kết các doanh nghiệp này với các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn Thành phố.

4.2.4.2. Tăng cường liên kết địa phương Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ bao gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh; là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và cơng nghệ của Việt Nam. Đến nay, chủ trương, chính sách phát triển vùng kinh tế trong điểm Bắc Bộ đã được cụ thể hóa trong các văn bản: Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ; quy hoạch nhánh về phát triển giao thơng vận tải, phát triển thương mại, phát triển cơng nghiệp, phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch, quản lý chất thải rắn, cấp nước Vùng của các bộ ngành; kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và PTBV, kế hoạch điều phối phát triển vùng của các tỉnh, thành phố trong Vùng...

Thực tế đang diễn ra tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã cho thấy, định hướng phát triển KT - XH của các tỉnh, thành phố trong Vùng cịn có sự

trùng lặp, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh riêng của từng địa phương. Biểu hiện rõ nhất là các tỉnh, thành phố trong Vùng đều thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI theo định hướng phát triển công nghiệp điện tử, phần cứng. Tuy nhiên, chỉ có Hà Nội và Bắc Ninh đã thu hút được các doanh nghiệp có vốn FDI như Samsung, LG, Canon... và cũng mới chủ yếu dừng lại ở gia công và lắp giáp với giá trị gia tăng thấp. Điều đó dẫn đến hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn từng tỉnh, thành phố có thể đạt được, nhưng hiệu quả chung tồn vùng thì chưa được bảo đảm; nguyên nhân được xác định là do hiệu ứng lấn át giữa các địa phương [29]. Điều đó đặt ra yêu cầu cần phải có sự liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng nhằm nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI. Theo đó, Hà Nội nói riêng và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung cần:

Một là, tăng cường liên kết nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ từ nguồn vốn FDI.

Nâng cao năng lực hấp thụ dòng vốn FDI của các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dưới góc độ liên kết vùng, chủ yếu đến từ tăng cường liên kết trong xây dựng KCHT và đào tạo, phát triển NNL. Phát triển đồng bộ KCHT là động lực để phát triển KT - XH của Vùng. Trong liên kết xây dựng KCHT Vùng, các tỉnh, thành phố cần chú trọng sự đồng bộ và ưu tiên các cơng trình có tính lan tỏa, đảm bảo tính thơng suốt và kết nối các phương thưc vận tải. Đối với các cơng trình đầu tư mang tính xã hội, cơng ích có tính chất liên ngành, cần nghiên cứu cụ thể, thực thi mối liên kết có tính quy định và chịu trách nhiệm cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng và theo chế tài xác định.

Trong liên kết đào tạo, phát triển NNL, các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trong điểm Bắc Bộ cần hướng đến NNL chất lượng cao, phục vụ nhu cầu lao động của KT - XH Vùng nói chung và nâng cao hiệu quả KT - XH doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng. Theo đó, cần có sự liên kết trong chính sách khuyến khích đào tạo và thu hút NNL chất lượng cao; tăng cường xã hội hóa

giáo dục, nhằm nâng cao tay nghề, kỹ năng quản lý sản xuất hiện đại cho người lao động trong Vùng. Tăng cường công tác phối hợp giữa các địa phương với các trường đại học mạnh (chủ yếu ở Hà Nội) trong đào tạo NNL. Xây dựng và triển khai Quy hoạch chung về phát triển NNL vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Hai là, tăng cường liên kết về cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI.

Các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tăng cường liên kết và phối hợp trong xây dựng cơ chế và hoạch định chính sách thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trên địa bàn theo hướng phù hợp với năng lực và lợi thế so sánh của từng địa phương. Cơ quan QLNN của các địa phương tăng cường liên kết và phối hợp với nhau khi vận dụng các quy định chung của pháp luật Việt Nam trong việc đưa ra các hỗ trợ, ưu đãi chính sách đối với nguồn vốn FDI.

Nhằm mục tiêu phát triển chung của vùng kinh tế trong điểm Bắc Bộ, các hoạt động như: Hướng dẫn, thông tin, tư vấn cho các nhà đầu tư lựa chọn mục tiêu và lĩnh vực đầu tư; tìm kiếm vốn, mơi giới giữa quỹ phát triển vùng với các dự án đầu tư, giúp quỹ lựa chọn các dự án khả thi để tài trợ... cần được thực hiện trong mối liên kết và phối hợp chặt chẽ. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần cần phối hợp trong thực thi chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư của trung ương và địa phương nhất quán và minh bạch.

Ba là, phát huy vai trò hạt nhân của thành phố Hà Nội trong liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Hà Nội là Thủ đơ, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Với vị thế của mình, thành phố Hà Nội có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển và được coi là địa bàn hấp dẫn, năng động và đem lại nhiều cơ hội cho các nhà ĐTNN. Với vị thế Thủ đô, Hà Nội cần tiếp tục chủ động, phát huy vai trò hạt nhân phát triển trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận giữa các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các sở, ngành thành phố Hà Nội cần tiếp tục quán triệt và thực hiện các nội dung đã ký kết, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác trong hợp tác liên kết Vùng [101]. Theo đó, các sở, ngành của thành phố Hà Nội cần tăng cường phối hợp với các tỉnh, thành phố trong Vùng thực hiện tốt các dự án, đề án của các bộ, ngành Trung ương trong cơng tác QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI và các lĩnh vực có liên quan. Đặc biệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cần chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành của các tỉnh, thành phố trong Vùng tiến hành tổng kết, đánh giá các hoạt động triển khai định kỳ hàng năm, rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và kiến nghị cấp Trung ương.

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 152 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w