tận dụng lợi thế để tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu
Nhìn chung phát triển CNHT và hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ lẫn nhau. Một mặt, hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI có tác động lan tỏa và là tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển của ngành CNHT. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của CNHT trong nước sẽ làm tăng sức hấp dẫn đối với dòng vốn FDI, cũng như hiệu quả SX - KD của các doanh nghiệp có vốn FDI. Từ đó, mở ra cánh cửa để các doanh nghiệp CNHT trong nước tham gia sâu, rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Về vấn đề phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội, tính đến hết năm 2018, CNHT chiếm khoảng 13,8% GRDP Thành phố, tạo ra giá trị xuất khẩu bằng 18,8% giá trị xuất khẩu Thành phố và bằng khoảng 53,4% giá trị xuất khẩu ngành công nghiệp Hà Nội. Đặc biệt, trong Top 500 doanh nghiệp công nghiệp về doanh thu của thành phố Hà Nội, có tới 251 doanh nghiệp CNHT [114]. Bên cạnh đó, vị thế trung tâm của cả nước mang lại cho Hà Nội lợi thế về nhân lực và chính sách. Điều đó cho thấy, CNHT thành phố Hà Nội có lợi thế rất lớn để phát triển so với các địa phương khác.
Thời gian qua, doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn đã có những đóng góp tích cực đối với quá trình phát triển KT - XH của thành phố Hà Nội; tuy nhiên, hiệu quả đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI trên phương diện nâng cao năng lực công nghệ Thành phố vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng. Những thay đổi về cải cách thủ tục hành chính và thủ tục pháp lý đã làm cho hiệu quả
KT - XH của doanh ngiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố được nâng lên đáng kể, nhưng chưa thể đưa Thủ đơ tiến xa hơn về trình độ cơng nghệ.
Trong bối cảnh thích ứng an tồn với đại dịch Covid-19 hiện nay, để nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên phương diện nâng cao năng lực công nghệ của Thành phố, Hà Nội phải phát triển mạnh mẽ CNHT, tận dụng lợi thế để tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu. Theo đó, thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện:
4.2.3.1. Đổi mới tư duy, nhận thức và hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội theo hướng phát huy lợi thế, đẩy mạnh tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Phát triển CNHT tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu địi hỏi các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội có gắn kết và có năng lực cạnh tranh, mà thách thức lớn nhất là cạnh tranh về cơng nghệ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp CNHT cùng cần phải quản lý tốt nguồn lực thông tin, sản phẩm và các vấn đề tài chính để tránh tổn thất và đạt mức lợi nhuận tối đa trong tồn chuỗi.
Ở góc độ QLNN, bối cảnh mới thành phố Hà Nội cần đổi mới tư duy, nhận thức về phát triển CNHT, đồng thời, hoàn thiện quy hoạch phát triển CNHT trên địa bàn Thành phố. Theo đó:
Thành phố Hà Nội cần xác định lại các sản phẩm cơng nghiệp chủ lực để có phương hướng phát triển CNHT đúng đắn, phù hợp với chủ trương chung của cả nước. Với việc xem chức năng cơ bản là phát triển dịch vụ chất lượng cao và phát triển công nghiệp công nghệ cao, Hà Nội cần xác định cho đúng các sản phẩm công nghiệp chủ lực, tránh dàn trải, khơng tập trung lợi thế phát triển.
Tích cực, chủ động thu hút có chọn lọc và sử dụng có định hướng các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực cơng nghệ cao, đến từ các nước phát triển... để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp CNHT tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu. Trong giai đoạn đầu, có thể lơi kéo các doanh nghiệp CNHT từ
các quốc gia có cơng nghiệp phát triển hàng đầu. Sự gia tăng liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI đến mức nhất định thì doanh nghiệp CNHT trong nước sẽ phát triển tự phát mạnh mẽ.
Hoàn thiện quy hoạch CNHT của thành phố Hà Nội có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của Thủ đô và mở đường cho sự phát triển của CNHT. Theo đó, vấn đề quy hoạch phát triển CNHT Thành phố cần tập trung vào các nội dung:
Một là, nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển CNHT thành phố Hà
Nội theo hướng bảo đảm hài hịa lợi ích kinh tế, xã hội và mơi trường, vì lợi ích chung của Thành phố. Trong đó, quy hoạch cần chỉ rõ các phân ngành CNHT cần được chú trọng ưu tiên thúc đẩy phát triển; khu, cụm công nghiệp được ưu tiên phát triển trước. Cần coi trọng công tác điều tra, khảo sát và dự báo xu hướng phát triển CNHT, từ đó, bảo đảm tính khả thi của quy hoạch phát triển CNHT Thành phố. Đồng thời, làm tốt cơng tác rà sốt, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch phát triển CNHT.
Hai là, chú trọng xây dựng, hoàn thiện quy hoạch phát triển chi tiết đối
với ngành CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, cần xác định rõ về: Sản lượng và công suất của doanh nghiệp CNHT; vốn đầu tư và chất lượng sản phẩm; khả năng cạnh tranh và thị phần tiêu thụ sản phẩm CNHT. Xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết về doanh nghiệp CNHT; làm cơ sở để nhà đầu tư và khách hàng có thể tìm được sản phẩm, doanh nghiệp CNHT hay lĩnh vực đầu tư mà họ quan tâm. Bên cạnh đó, Thành phố cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp CNHT cả về tài chính, giải phóng mặt bằng và xây dựng KCHT nhằm thúc đẩy phát triển CNHT.
Ba là, trong cơng tác rà sốt, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quy
hoạch phát triển CNHT, thành phố Hà Nội cần chú trọng quan tâm đúng mức đối với vấn đề BVMT. Đối với các khu, cụm công nghiệp và doanh nghiệp CNHT, xây dựng quy hoạch phải đảm bảo các yếu tố BVMT ngay từ khi lập
dự án. Hiện nay, Thành phố vẫn chưa có hệ thống mạng lưới riêng quy hoạch xử lý chất thải cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp CNHT nói riêng, mà mới quy hoạch các khu xử lý rác thải chung cho các khu dân cư. Vì vậy, để góp phần phát triển CNHT theo định hướng bền vững, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan QLNN và Hiệp hội doanh nghiệp CNHT, nhằm nghiên cứu và xây dựng quy hoạch các khu xử lý chất thải tập trung cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
4.2.3.2. Hồn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ góp phần đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu cung cấp vật tư, nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện cho sản xuất cơng nghiệp của Thành phố; do đó, được coi là chìa khóa để phát triển sản phẩm cơng nghiệp của Thành phố. Trong thời gian qua, cơ chế, chính sách phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được cụ thể hóa trong các văn bản như: Chương trình số 77/CTr-UBND Phát triển sản phẩm CNHT trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011-2015, Kế hoạch số 132/KH-UBND Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CNHT trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013-2020 và các kế hoạch chương trình phát triển CNHT theo từng năm. Nhìn chung, cơ chế, chính sách phát triển CNHT hiện nay mới chỉ tập trung hỗ trợ tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn... và còn thiếu những quy định tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan QLNN.
Để thúc đẩy phát triển sản phẩm CNHT, Hà Nội cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng chú trọng thúc đẩy một số ngành CNHT có thế mạnh (như cơ khí chế tạo, điện tử tin học) tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo giá trị gia tăng cao cho sản xuất công nghiệp; hạn chế phát triển đối với CNHT ngành dệt may, do ảnh hưởng đến mơi trường là rất lớn. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện để doanh nghiệp và các nhà đầu tư tiếp cận các chính sách ưu đãi dành cho các dự án sản xuất sản
phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển.