Hiệu quả kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 37 - 43)

quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.2.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong mọi hoạt động đời sống, vấn đề hiệu quả luôn được các chủ thể quan tâm. Hiệu quả, kết quả, chi phí là những khái niệm, yếu tố hợp thành các tiêu chí xem xét hoạt động của một chủ thể nào đó trong thời gian, điều kiện cụ thể. Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có những kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Hiệu quả thường bao gồm hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối được xác định bằng mức chệnh lệch (hiệu số) giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả tương đối được xác định bằng tỷ lệ giữa kết quả và chi phí.

Trong nền sản xuất xã hội, quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được về KT - XH với các chỉ tiêu phản ánh chi phí hoặc nguồn lực đã được huy động cho sản xuất xác định mức độ hiệu quả đã đạt được của nền sẩn xuất xã hội đó. Nói cách khác, hiệu quả của nền sản xuất xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực xã hội vào việc tạo ra các lợi ích, cả về mặt kinh tế và về mặt xã hội, nhằm đặt được các mục tiêu KT - XH đã đề ra.

Xem xét hiệu quả của hoạt động đầu tư ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007) đã chỉ ra, “Hiệu quả đầu tư

là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả KT - XH đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định” [59, tr. 124]. Với tư cách là một loại hình đầu tư có yếu tố nước ngồi, FDI có thể ảnh hưởng đến phát triển KT - XH của địa phương tiếp nhận đầu tư theo cả hai xu hướng, tích cực và tiêu cực. Vì vậy, đối với các địa phương tiếp nhận đầu tư, điều quan trọng nhất là phải sử dụng nguồn vốn FDI (thông qua hoạt động của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI) này một cách hiệu quả, để đạt được mục đích phát triển KT - XH.

Hà Thanh Việt (2005) cho rằng, “Hiệu quả của FDI đối với nền kinh tế tiếp nhận đầu tư được xác định trên cơ sở lợi ích mà nền kinh tế nhận được so với chi phí mà nền kinh tế đã bỏ ra cho hoạt động FDI” [112, tr. 19]. Hiệu quả của FDI được đánh giá ở tầm vĩ mơ, tồn diện (cả kinh tế và xã hội), trên cả hai mặt hoạt động (thu hút và sử dụng) của FDI, cũng như trên góc độ thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời, được đánh giả cả định lượng và định tính.

Theo Nguyễn Văn Giao (2016), “Đánh giá hiệu quả KT - XH của FDI chính là việc so sánh giữa cái mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và những lợi ích mà FDI tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế” [31, tr. 24]. Hiệu quả kinh tế là giá trị kinh tế thu được khi bỏ vốn đầu tư và hiệu quả xã hội gắn liền với mức độ giải quyết các vấn đề xã hội. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; trong đó, hiệu quả kinh tế là vấn đề ưu tiên cần đạt được trước nhằm củng cố tiềm lực kinh tế để giải quyết các vấn đề xã hội.

Nhìn chung, cách tiếp cận của Hà Thanh Việt (2005) và Nguyễn Văn Giao (2016) về vấn đề hiệu quả KT - XH của FDI đối với nền kinh tế tiếp nhận đầu tư bảo đảm tính vĩ mơ, tồn diện, cả ở góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Vấn đề “lợi ích” mà nền kinh tế tiếp nhận đầu tư đạt được do hoạt động FDI mang lại được xem xét trên các phương diện như tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư phát triển, xuất - nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước, lao động - việc làm

và thu nhập của người lao động... Và, vấn đề “chi phí” được đại diện bởi “vốn đầu tư thực hiện” của khu vực FDI.

Ở một cách tiếp cận khác, khi bàn về hiệu quả KT - XH của FDI, Vũ Chí Lộc (1995) cho rằng: “Hiệu quả KT - XH của FDI là tổng hợp những lợi ích KT - XH trực tiếp và gián tiếp đem lại cho tồn bộ nền kinh tế quốc dân thơng qua hoạt động của FDI” [51, tr. 62]. Hiệu quả KT - XH của dự án FDI là những lợi ích mà dự án FDI có khả năng và có thể đưa lại cho sự phát triển KT - XH của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, hiệu quả SX - KD của doanh nghiệp có vốn FDI chỉ là một nhân tố. Đánh giá hiệu quả FDI cần được xem xét toàn diện cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án FDI; đồng thời, phải coi hiệu quả KT - XH của dự án FDI là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá một dự án.

Bàn về hiệu quả KT - XH của việc thu hút và sử dụng vốn FDI, Dương Mạnh Hải (2003) cho rằng: “Hiệu quả KT- XH của việc thu hút và sử dụng vốn FDI là tổng hợp những lợi ích KT - XH trực tiếp và gián tiếp đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua hoạt động của vốn FDI” [33, tr. 42]. Đánh giá hiệu quả KT - XH của việc thu hút và sử dụng vốn FDI là đánh giá sự đóng góp của các dự án FDI trong thực hiện các mục tiếu chiến lược phát triển KT - XH. Phải lấy hiệu quả KT - XH làm tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn dự án có vốn FDI với cơng nghệ phù hợp. Sử dụng kết hợp cả tiêu chí định tính và định lượng trong đánh giá hiệu quả KT - XH của việc thu hút và sử dụng vốn FDI, trong đó, tiêu chí định tính chủ yếu để đánh giá hiệu quả có tính chất gián tiếp.

Cịn theo Phạm Thị Thúy (2018), “Hiệu quả KT - XH của FDI là chỉ tiêu tổng hợp đo lường tồn bộ những lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội trực tiếp và gián tiếp mà một nền kinh tế/ khu vực nhận được thông qua hoạt động của FDI” [85, tr. 35]. Hiệu quả KT - XH của FDI phụ thuộc vào các nhân tố cả chủ quan và khách quan, cả nhà ĐTNN và nền kinh tế tiếp nhận đầu tư. Theo đó,

cần có các giải pháp mang tính tồn diện nhằm nâng cao hiệu quả KT - XH của FDI.

Nhìn chung, cách tiếp cận về vấn đề hiệu quả KT - XH của FDI đối với nền kinh tế tiếp nhận đầu tư của Vũ Chí Lộc (1993), Dương Mạnh Hải (2003) và Phạm Thị Thúy (2018) có sự linh hoạt hơn khi cố định yếu tố “chi phí”. Theo đó, hiệu quả KT - XH của FDI đối với quốc gia/ địa phương tiếp nhận đầu tư là những lợi ích mà hoạt động của FDI mang lại cho quốc gia/ địa phương tiếp nhận đầu tư. Vấn đề “lợi ích” nhận được của quốc gia/ địa phương tiếp nhận FDI được xem xét toàn diện, trên các phương diện như đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư phát triển, xuất - nhập khẩu, ngân sách nhà nước; tạo việc làm và thu nhập của người lao động; cải thiện mơi trường... Mức độ “lợi ích” nhận được của các quốc gia/ địa phương tiếp nhận FDI là nhiều hay ít, phản ánh hiệu quả KT - XH của FDI tại quốc gia/ địa phương đó cao hay thấp.

Như vậy, vấn đề hiệu quả KT - XH của dịng vốn FDI nói chung và hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng đã được nghiên cứu và trình bày dưới các hình thức góc độ và hình thức khác nhau. Nội hàm của hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI đã được chỉ ra là “tương đối” thống nhất ở góc độ xác định những “lợi ích” KT - XH mà hoạt động của FDI mang lại. Theo đó, hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI được xác định là tiêu chí tổng hợp đo lường lợi ích mà nền kinh tế có được so với những chi phí mà xã hội và doanh nghiệp có vốn FDI phải bỏ ra; được đánh giá ở tầm vĩ mơ và tồn diện, bao gồm cả những lợi ích trực tiếp và gián tiếp mà hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI đem lại.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả cho rằng: Hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI là phạm trù phản ánh mức độ những lợi ích KT - XH do hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI đem lại cho xã hội, so với chi phí mà doanh nghiệp có vốn FDI và xã hội phải bỏ ra trong một thời gian nhất định. Như vậy, hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI là hiệu

quả tổng hợp, tiêu chuẩn cao nhất, lợi ích mà hoạt động của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI có khả năng và có thể đem lại cho sự phát triển KT - XH của toàn bộ nền kinh tế tiếp nhận đầu tư.

2.1.2.2. Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

Nâng cao hiệu quả, theo nghĩa chung nhất, có thể được thực hiện bằng cách gia tăng kết quả đạt được khi ở mức chi phí cố định, giảm chi phí trong điều kiện kết quả không thay đổi, hoặc làm cho mức gia tăng của kết quả cao hơn mức gia tăng của chi phí. Dù hiểu theo cách nào, nâng cao hiệu quả cũng đem lại giá trị kết quả nhiều hơn trên một đơn vị chi phí.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả cho rằng: Nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI là tổng thể các biện pháp mà quốc gia/ địa phương tiếp nhận đầu tư tiến hành nhằm đạt được các lợi ích tối đa do hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn đem lại ở các mức chi phí mà doanh nghiệp có vốn FDI và xã hội phải bỏ ra trong một thời gian nhất định.

Về chủ thể nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI.

Chủ thể nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI được xác định là chính quyền (của cả bên đầu tư và tiếp nhận đầu tư), doanh nghiệp có vốn FDI, người lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI và người dân nơi tiếp nhận đầu tư. Trách nhiệm của các chủ thể trong nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI là khác nhau và chính quyền nơi tiếp nhận đầu tư được xác định là có vai trị quan trọng nhất.

Về cách thức, biện pháp và trách nhiệm của các chủ thể trong nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI.

Với tư cách là chủ thể nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI, bằng các chính sách cụ thể, chính quyền nơi tiếp nhận đầu tư sẽ thúc đẩy nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp có vốn FDI (theo các phương diện khác nhau) trên địa bàn theo định hướng phát triển của nơi tiếp nhận đầu tư.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, sẽ tìm mọi cách khai thác các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả sản - xuất kinh doanh của doanh nghiệp (theo như lý thuyết về “Bàn tay vơ hình” của A. Smith, “Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kỳ diệu” [Trích qua 112, tr. 19]).

Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế. Hiệu quả SX - KD và hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI có mối quan hệ với nhau và đó là mối quan hệ tác động qua lại giữa cái riêng và cái chung, giữa lợi ích bộ phận và lợi ích tổng thể. Hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn FDI. Những kết quả SX - KD tích cực sẽ là cơ sở cho những đóng góp về KT - XH của nền kinh tế tiếp nhận đầu tư. Ngược lại, sự phát triển của nền kinh tế tiếp nhận đầu tư gắn với những điều kiện bảo đảm về nhân lực, năng lực công nghệ, môi trường đầu tư... sẽ là tiền đề cho hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn FDI. Vì vậy, với tư cách là chủ thể có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI, chính quyền nơi tiếp nhận đầu tư cần có những chính sách phát triển chung và đối với doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng một cách hài hồ, bảo đảm lợi ích của các bên liên quan trong quan hệ ĐTNN.

Người lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI là yếu tố cơ bản, quyết định hiệu quả SX - KD của doanh nghiệp có vốn FDI. Theo đó, với tư cách chủ thể của q trình nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI, có trách nhiệm thực hiện và tuân thủ các nghĩa vụ/ cam kết trong hợp đồng lao động đã kí kết theo quy định của pháp luật. Người dân nơi tiếp nhận đầu tư (bao hàm cả người lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI) là những người có liên quan trong việc thủ hưởng thành quả KT - XH từ q trình hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI, có trách nhiệm trong việc bảo

đảm mơi trường đầu tư trên góc độ trật tự và an tồn xã hội; đồng thời, là lực lượng tuyến đầu trong công tác BVMT nơi tiếp nhận đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w