Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 66)

doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.3.1. Động cơ chiến lược của nhà đầu tư nước ngoài, năng lực và hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Một là, về động cơ chiến lược của nhà ĐTNN.

Để kích thích và hấp thụ các ảnh hưởng tích cực, kiểm sốt và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của dịng vốn FDI, thì việc phân biệt động cơ chiến lược (bản chất và đặc điểm khác biệt) của mỗi loại FDI là cần thiết đối với các địa phương tiếp nhận đầu tư. Điều đó cho thấy, động cơ chiến lược của nhà ĐTNN là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội

Các nhà đầu tư chỉ quyết định đầu tư ra nước ngồi khi nó mang lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư trong nước. Động cơ chiến lược của các nhà ĐTNN, các cơng ty đa quốc gia có thể ở dạng: (i) Tìm kiếm tài ngun - hiệu

quả; (ii) tìm kiếm thị trường; (iii) tìm kiếm tài sản chiến lược.

Thứ nhất, hoạt động FDI tìm kiếm tài nguyên - hiệu quả.

Trong hoạt động FDI tìm kiếm tài nguyên - hiệu quả, các nhà ĐTNN, các công ty đa quốc gia thường tận dụng những lợi thế của mình để khai thác tài nguyên thiên nhiên, NNL sẵn có ở các địa phương tiếp nhận đầu tư phục vụ cho sản xuất, sau đó, xuất khẩu sang các thị trường khác; hoặc, cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng gia tăng lợi nhuận thông qua việc tăng hiệu quả hoạt động SX - KD, thiết lập chuỗi giá trị tồn cầu, giữ lại các cơng đoạn sản xuất quan trọng ở các quốc gia phát triển, dịch chuyển các cơng đoạn cịn lại của quá trình SX - KD sang các quốc gia khác để tận dụng khai thác lợi thế chi phí sản xuất. Do đó, các quốc gia, địa phương có lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, chí phí lao động thấp, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cũng như chính sách đầu tư ưu đãi sẽ hấp dẫn đối với loại FDI này.

Thứ hai, hoạt động FDI tìm kiếm thị trường.

Với nguồn lực mạnh, khi thị trường đầu tư trong nước suy giảm, các nhà ĐTNN, các công ty đa quốc gia thực hiện thâm nhập thị trường mới bằng cách sản xuất tại chỗ (thay vì xuất khẩu) để giảm chi phí thâm nhập thị trường; đồng thời, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có nhiều tiềm năng tại thị trường mới. Do vậy, các địa phương có quy mơ thị trường triển vọng, ưu đãi đối với sản xuất tại chỗ và lợi thế trong tiếp cận thị trường sẽ hấp dẫn loại FDI này.

Thứ ba, hoạt động FDI tìm kiếm tài sản chiến lược.

Thông qua mua bán và sáp nhập (M&A), các nhà ĐTNN, các cơng ty đa quốc gia tìm kiếm và nâng cao năng lực R&D, bảo vệ lợi thế sở hữu và duy trì vị trí cạnh tranh tồn cầu. Do đó, các địa phương có NNL chất lượng cao, KCHT hiện đại, năng lực R&D cũng như trình độ cơng nghệ phát triển sẽ hấp dẫn loại FDI này.

ĐTNN, các công ty đa quốc gia là vấn đề quan trọng, cơ sở ban đầu để sàng lọc, lựa chọn nhà đầu tư, thu hút và định hướng sử dụng nguồn vốn FDI phù hợp với mục tiêu phát triển Thủ đô bền vững. Lựa chọn đúng đắn những nhà ĐTNN phù hợp sẽ là tiền đề bảo đảm cho những đóng góp tích cực và hiệu quả của khu vực doanh nghiệp FDI trong phát triển KT - XH của thành phố Hà Nội.

Hai là, về năng lực và hiệu quả hoạt động SX - KD của doanh nghiệp có vốn FDI.

Thứ nhất, về năng lực của doanh nghiệp có vốn FDI.

Những nhà ĐTNN có năng lực tốt sẽ tạo ra rất nhiều khác biệt so với các nhà đầu tư nhỏ cả về chiến lược đầu tư, lựa chọn ngành nghề SX - KD và quy mô các dự án. Năng lực của các doanh nghiệp có vốn FDI thường được xem xét trên các mặt như: Năng lực về vốn (tài chính); năng lực cơng nghệ; năng lực thị trường; năng lực liên kết sản xuất và tham gia vào chuỗi giá trị. Trong đó, năng lực tài chính là điều kiện bắt buộc mà nhà ĐTNN phải chứng minh khi thực hiện dự án đầu tư. Năng lực công nghệ là vấn đề được các địa phương tiếp nhận đầu tư đặc biệt quan tâm bởi nâng cao năng lực, trình độ cơng nghệ thơng qua dịng vốn FDI là mục tiêu lâu dài và xuyên suốt của các địa phương tiếp nhận đầu tư... Do vậy, năng lực của các doanh nghiệp có vốn FDI là cơ sở, tiền đề để các doanh nghiệp này có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT - XH của địa phương tiếp nhận đầu tư.

Thứ hai, về hiệu quả hoạt động SX - KD.

Hiệu quả SX - KD của các doanh nghiệp có vốn FDI thường được đo lường bằng hai chỉ số: (i) Tỷ trọng lợi nhuận trên vốn SX - KD của doanh nghiệp và (ii) tỷ trọng lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ trọng lợi nhuận trên vốn SX - KD của doanh nghiệp có vốn FDI là

chỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng vốn SX - KD của doanh nghiệp có vốn FDI, được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận trên vốn SX - KD bình qn hàng năm của doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng vốn của doanh nghiệp FDI

sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao chứng tỏ hoạt động SX - KD của doanh nghiệp có vốn FDI có hiệu quả và việc sử dụng nguồn lực đầu vào hợp lý. Đồng thời, các doanh nghiệp này càng có lợi thế trong việc huy động vốn trên thị trường tài chính để hỗ trợ đầu tư vào các kế hoạch SX - KD tiếp theo.

Tỷ trọng lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp FDI là chỉ số cho biết

một đồng tài sản của doanh nghiệp tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao, chứng tỏ sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản của doanh nghiệp có vốn FDI càng hợp lý và hiệu quả.

Đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, hiệu quả SX - KD của các doanh nghiệp có vốn FDI thường tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước [116]. Tuy nhiên, điều này khơng đúng với tất cả các doanh nghiệp có vốn FDI, mà phải tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và ngành nghề SX - KD của các doanh nghiệp này trong nền kinh tế.

Thông thường, hiệu quả SX - KD và hiệu quả KT - XH của các doanh nghiệp có vốn FDI vận động cùng chiều với nhau; tuy nhiên, đôi khi hai loại hiệu quả này vận động trái chiều nhau [112, tr. 19]. Do vậy, vai trò điều tiết của nhà nước là rất cần thiết trong việc duy trì tính hiệu quả của doanh nghiệp có vốn FDI trên góc độ vĩ mô.

Đối với thành phố Hà Nội, một mặt, cần có sự lựa chọn các nhà ĐTNN đủ năng lực; mặt khác, cần thường xuyên xem xét, đánh giá một cách toàn diện năng lực và hiệu quả SX - KD của các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố. Trên cơ sở đó, có những điều chỉnh chính sách phù hợp để dung hịa lợi ích của các doanh nghiệp FDI và lợi ích KT - XH, làm cho hiệu quả SX - KD và hiệu quả KT - XH của các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn vận động cùng chiều, tích cực.

2.2.3.2. Chính sách đầu tư, khuyến khích đầu tư và tổ chức thực hiện của chính quyền thành phố Hà Nội

Chính sách đầu tư và khuyến khích ĐTNN là một bộ phận của hệ thống chính sách phát triển KT - XH của mỗi quốc gia. Nó bao gồm các chính sách, cơng cụ và biện pháp mà các quốc gia/ địa phương áp dụng để điều chỉnh hoạt động ĐTNN trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển KT - XH.

Một là, về chính sách tài chính và khuyến khích tài chính.

Chính sách tài chính và khuyến khích tài chính của Việt Nam đối với doanh nghiệp có vốn FDI thể hiện ở các ưu đãi về thuế, được quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đến nay, các ưu đãi này đã xóa bỏ phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động SX - KD của các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung và các doanh nghiệp có vồn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.

Hai là, về chính sách phát triển KCHT và đất đai.

Chính sách phát triển KCHT của Việt Nam được thực hiện đã từng bước làm giảm chi phí hậu cần, viễn thơng, từ đó, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả SX - KD cho các doanh nghiệp có vốn FDI. Luật Ðất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã từng bước xóa bỏ bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN. Những quy định cụ thể trong Luật Ðất đai đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được nhận quyền sử dụng đất dưới hình thức thuê đất trả tiền thuê hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần, miễn tiền thuê đất... Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút và sử dụng dịng vốn FDI.

Ba là, về chính sách tác động đến thị trường nguyên liệu đầu vào.

Chính sách tác động đến thị trường nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp có vốn FDI chịu ảnh hưởng của chính sách xuất nhập khẩu và chính

sách phát triển CNHT. Cùng với q trình xây dựng và bổ sung hồn thiện Luật Đầu tư, những ưu đãi về xuất nhập khẩu hàng hóa, linh kiện, nguyên vật liệu sản xuất đã được quy định rất rõ và được điều chỉnh theo thời gian. Chính sách phát triển CNHT ngày càng rõ ràng hơn, với các quy định về hướng phát triển CNHT, mục tiêu cụ thể với từng ngành CNHT... Từ đó, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành cơng nghiệp lắp ráp, giảm bớt tỷ lệ linh phụ kiện phải nhập khẩu từ nước ngồi.

Bốn là, về chính sách cơng nghệ và chuyển giao cơng nghệ.

Chính sách cơng nghệ và chuyển giao công nghệ của Việt Nam xác định việc chuyển giao cơng nghệ từ các doanh nghiệp có vốn FDI, được quy định cụ thể trong Luật Khoa học và cơng nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cơng nghệ cao, Luật Chuyển giao cơng nghệ, Luật BVMT... Nhìn chung, khung khổ pháp lý về chuyển giao cơng nghệ đối với các doanh nghiệp có vốn FDI của Việt Nam khá hồn chỉnh, đã có hiệu lực, nhưng tính thực thi chưa cao. Ngun nhân của vấn đề này, có thể được lý giải từ hạn chế về năng lực công nghệ và chất lượng nguồn lao động của Việt Nam cịn thấp.

Năm là, chính sách về lao động.

Chính sách về lao động của Việt Nam hiện nay tương đối hoàn thiện, đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng lao động, giúp các doanh nghiệp có vốn FDI sử dụng hiệu quả đội ngũ lao động đang có chi phí thấp. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về lao động hiện rất phức tạp, với nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau. Điều này đang dẫn đến những khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam khi xảy ra tranh chấp tại các doanh nghiệp có vốn FDI.

Như vậy, chính sách đầu tư và khuyến khích ĐTNN hiện nay của Việt Nam khá tồn diện. Điều đó đã góp phần thúc đẩy đầu tư nói chung và ĐTNN nói riêng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động hiệu quả;

gia tăng mức đóng góp và hiệu quả KT - XH của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trong nền kinh tế.

Thực tiễn thực thi chính sách cho thấy, Việt Nam đã thực hiện cơ chế phân cấp trong quản lý ĐTNN, thực chất, đó là sự phân chia quyền lực và trách nhiệm QLNN giữa cơ quan trung ương (Quốc hội, Chính phủ) với các cấp chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân). Quá trình phân cấp quản lý đã được thực hiện nhanh cả về bề rộng và chiều sâu trong QLNN các cấp. Phân cấp quản lý ĐTNN góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương, tăng cường khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả để phục vụ tốt cho phát triển KT - XH của địa phương. Tuy nhiên, phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương cũng dẫn tới tình trạng các địa phương “chạy đua” dự án FDI, từ đó, cũng tạo khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả KT - XH của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI xét trên phạm vi vùng kinh tế, cũng như quốc gia. Để nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn các địa phương mà vẫn bảo đảm hiệu quả ở phạm vi cả nước thì địi hỏi các địa phương nói chung, các địa phương trong các vùng kinh tế nói riêng cần có sự liên kết trong thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, trong QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn FDI nhằm nâng cao hiệu quả KT - XH của khu vực doanh nghiệp này.

Đối với thành phố Hà Nội, trên cơ sở những quy định chính sách chung về đầu tư và khuyến khích ĐTNN, trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, Hà Nội đã tổ chức thực thi theo hướng đảm bảo lợi ích của các nhà ĐTNN gắn với nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố. Quy hoạch phát triển KT - XH thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 [78], các kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm (2001 - 2005, 2006 - 2010, 2011-2015, 2016 - 2020), Chiến lược phát triển KT - XH thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 [80] cũng đã được phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện. Việc xây dựng các Quy

hoạch, Kế hoạch và Chiến lược phát triển KT - XH là cơ sở quan trọng cho việc định hướng lựa chọn và thu hút ĐTNN, nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn, cũng như đề ra các quyết sách quản lý khu vực doanh nghiệp có vốn FDI của Thành phố.

Cùng với đó, thành phố Hà Nội đã quan tâm tới việc tạo lập môi trường đầu tư, ban hành và thực thi cơ chế, chính sách đầu tư và khuyến khích ĐTNN theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện cụ thể và có sức hấp dẫn. Năng lực quản lý doanh nghiệp có vốn FDI của Hà Nội cũng có những bước tiến rõ rệt trong chỉ đạo và điều hành. Đặc biệt, thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư trên địa bàn Thành phố đã được cải tiến tích cực. “Thời hạn giải quyết đối với các hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và hồ sơ góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn trong tổ chức kinh doanh đã được cắt giảm trên 30% thời hạn theo quy định (còn 10 ngày so với thời hạn quy định là 15 ngày)” [9, tr. 62]. Bên cạnh đó, Hà Nội đã có nhiều biện pháp nâng cao tính cơng khai, minh bạch trong thủ tục hành chính... Chính sách đầu tư, khuyến khích ĐTNN và tổ chức thực hiện trên địa bàn Thành phố đã tạo sự kết nối giữa chính quyền trung ương, chính quyền Hà Nội và nhà ĐTNN; trên cơ sở đó, góp phần nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trong phát triển KT - XH Thủ đô.

2.2.3.3. Năng lực hấp thụ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội

Đến nay, “năng lực hấp thụ” (Absorptive Capacity) đã được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Ở cấp độ doanh nghiệp, năng lực hấp thụ nguồn vốn

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w