Hạn chế về hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 102 - 110)

đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng giảm

Số liệu của Bảng 3.4. cho thấy, trong giai đoạn 2011-2020, ICOR của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng tăng, từ mức 5,09 điểm 2011-2014 đến mức 6,41 điểm giai đoạn 2018-2020. Trong khi đó, trên phạm vi tồn nền kinh tế, ICOR có xu hướng giảm qua từng giai đoạn, giai đoạn 2011-2014 đạt 9,08 điểm và giai đoạn 2018-2020 là 8,00 điểm [Bảng 3.4.]. Điều đó chứng tỏ, trong khi hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Thành phố đang được cải thiện, thì hiệu quả sử dụng vốn của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI lại có xu hướng giảm. Hiệu quả sử dụng vốn khu

vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng giảm là hệ quả tất yếu của việc tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn trong tổng GRDP thành phố Hà Nội có xu hướng giảm, từ 14,59% năm 2013 xuống mức 13,65% năm 2017 và còn 13,62% năm 2020 (mặc dù mức đóng góp của khu vực này tăng theo từng năm) [Phụ lục 3.3].

3.2.2.2. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013-2020 có xu hướng giảm

Số liệu thống kê cho thấy, xét riêng trong giai đoạn 2013-2019, tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu trên vốn đầu tư thực hiện của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng giảm. Năm 2013, tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu trên vốn đầu tư thực hiện của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố đạt 29,13 điểm; năm 2016, giảm xuống 24,00 điểm; đến năm 2020, giảm còn 16,93 điểm [Phụ lục 3.6.]. Điều đó chứng tỏ sự suy giảm của hiệu quả trên phương diện xuất khẩu.

Trái ngược với xu hướng trên, hiệu quả về xuất khẩu xét trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội có xu hướng tăng; từ mức 4,21 điểm năm 2013, lên mức 4,56 điểm năm 2016 và đạt mức 5,02 điểm năm 2019 [Phụ lục 3.6.]. Sự trái ngược này chỉ ra, khoảng cách về hiệu quả xuất khẩu giữa khu vực doanh nghiệp có vốn FDI với mức mặt bằng chung của thành phố đang ngày càng được thu hẹp (từ 24,92 điểm năm 2013 xuống còn 12,43 điểm năm 2020). Khoảng cách về hiệu quả xuất khẩu bị thu hẹp đến từ sự suy giảm hiệu quả về xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn là chủ yếu [Hình 3.4.]. Ngồi ra, tỷ trọng đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố trong giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn Thành phố giai đoạn 2017-2019 có sự sụt giảm khá nghiêm trọng, từ mức 54% năm 2017 xuống đến mức 40,74% vào năm 2019 [Phụ lục 3.3.]. Điều đó cho thấy, vai trị động lực thúc đẩy mạnh mẽ của khu vực doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố trong đối với hoạt động xuất khẩu của Thành phố đã dần bị chững lại.

3.2.2.3. Mức độ gia tăng hiệu quả về đóng góp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn thành phố Hà Nội thấp hơn mức mặt bằng chung của Thành phố

Số liệu thống kê của Cục thống kê thành phố Hà Nội cho thấy, trong giai đoạn 2010-2019, mức tăng tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước trên vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố đã tăng thêm 10,18 điểm (từ mức 66,08 điểm giai đoạn 2010-2014, lên mức 76,25 điểm giai đoạn 2015-2019). Cũng trong giai đoạn này, mức gia tăng của tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước trên vốn đầu tư thực hiện xét trên phạm vi toàn Thành phố của cộng đồng doanh nghiệp đạt 22,24 điểm (tăng từ 65,71 điểm giai đoạn 2010-2014, lên 87,95 điểm giai đoạn 2015-2019) [Bảng 3.5.]. Điều đó có nghĩa, mức độ cải thiện hiệu quả đóng góp về ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn là thấp hơn so với mức mặt bằng chung của Thành phố.

Bên cạnh đó, khoảng cách giữa khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội với mức mặt bằng chung xét trên phạm vi tồn Thành phố về hiệu quả đóng góp ngân sách nhà nước ngày càng gia tăng (giai đoạn 2010-2014, hiệu quả đóng góp về ngân sách của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI cịn nhỉnh hơn mức mặt bằng chung, 66,92 điểm so với 65,71 điểm; tuy nhiên, đến giai đoạn 2015-2019, hiệu quả về đóng góp ngân sách của khu vực doanh nghiệp FDI đã thấp hơn 11,70 điểm (76,25 điểm so với 87,95 điểm). Điều đó đặt ra những yêu cầu cần phải xem xét nghiêm túc về tính hiệu quả của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố về đóng góp vào ngân sách nhà nước.

3.2.2.4. Xu hướng tăng năng suất lao động và hoạt động chuyển giao công nghệ thơng qua hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa đáp ứng được kỳ vọng của Thủ đô

Mặc dù năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội gia tăng theo từng năm trong giai đoạn 2015-2020,

tuy nhiên, mức tăng về năng suất lao động của khu vực này thấp hơn mức tăng chung của Thành phố, kéo theo khoảng cách về năng suất lao động ngày càng bị thu hẹp. Năm 2015, khoảng cách năng suất lao động giữa khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn so với mức chung của Thành phố là 30,93x10-3 điểm, đến năm 2017 là 22,19x10-3 điểm và đến năm 2019 còn 5,20x10-3 điểm. Điều đó chứng tỏ, theo thời gian, đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn vào tăng năng suất lao động Thành phố ngày càng suy giảm.

Chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa thực sự đáp ứng được địi hỏi của q trình phát triển Thủ đơ theo định hướng đổi mới, sáng tạo và xây dựng Thành phố thông minh trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0 hiện nay. Điều đó được thể hiện trên hai vấn đề:

Một là, chuyển giao công nghệ thơng qua hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố chưa thực sự trở thành nguồn công nghệ chủ lực.

Theo xếp hạng quốc gia về chuyển giao công nghệ, Việt Nam ở hạng 89, với mức 4,1 điểm. Kết quả này còn thấp hơn cả Campuchia và Philipines trong khu vực ASEAN. Điều đó chứng tỏ, ở cấp độ quốc gia, chuyển giao công nghệ từ khu vực doanh nghiệp có vốn FDI của Việt Nam cịn hạn chế [Phụ lục 3.7]. Thực tế cho thấy, chuyển giao cơng nghệ theo hình thức mua cơng nghệ kèm theo máy móc, phụ tùng thiết bị là kênh phổ biến và được thực hiện tại hầu hết các doanh nghiệp với quy mô khác nhau. Số liệu của Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho thấy, giá trị hàng hóa nhập khẩu của thành phố Hà Nội liên tục tăng theo từng năm trong giai đoạn 2015-2020. Năm 2015, giá trị hàng hóa nhập khẩu là 25.713 triệu USD, số liệu tương tự của năm 2017 và 2020 lần lượt là 28.825 triệu USD và 29.029 triệu USD. Trong đó, giá trị “máy móc, thiếu bị phụ tùng” nhập khẩu lại có xu hướng chững lại và khá ổn định, ở mức khoảng 6 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2015-2019 và sụt giảm xuống mức 5.490 tỷ USD vào năm 2020. Tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị phụ tùng/ tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu có xu hướng giảm, từ 25,77% năm 2016 xuống mức 18,91% vào năm 2020 [Phụ lục 3.4.].

Xem xét giá trị hàng hóa nhập khẩu của thành phố Hà Nội theo khu vực kinh tế, có thể thấy, giá trị hàng hóa nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố có xu hướng chững lại và khá ổn định ở mức khoảng hơn 6 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2015-2020 [Phụ lục 3.4.]. Mặc dù chưa có số liệu cụ thể về giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI, tuy nhiên, sự trùng hợp của xu hướng chững lại và khá ổn định của giá trị máy móc, thiết bị phụ tùng nhập khẩu trên địa bàn Thành phố và giá trị hàng hóa nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn, đưa đến nhận định, chuyển giao cơng nghệ thơng qua hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố chưa thực sự trở thành nguồn cơng nghệ chủ lực.

Một vấn đề khác, có thể thấy trong thực tế, cơng nghệ được nhập khẩu sẽ đáp ứng nhu cầu dựa trên điều kiện vật lực và nhân lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp thành phố Hà Nội nói chung và doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố nói riêng có quy mơ nhỏ và vừa. Điều đó dẫn đến vốn đầu tư và huy động vốn đầu tư cho hoạt động ứng dụng và đổi mới cơng nghệ khơng gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, với kinh nghiệm non kém và thiếu thơng tin mà doanh nghiệp phải nhập công nghệ lạc hậu ở mức giá cao. Vì vậy, vấn đề năng lực sản xuất và cơng nghệ ứng dụng tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố cũng cần phải đặt ra nhằm gia tăng hiệu quả chuyển giao công nghệ.

Hai là, doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa tạo ra ảnh hưởng mạnh đến thay đổi, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong nước.

Mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp có vốn FDI đối với doanh nghiệp trong nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong hoạt động chuyển giao công nghệ thường được xem xét qua tương tác đầu ra - đầu vào. Thông qua liên kết xuôi, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các nhà cung cấp đầu vào, hàng hóa trung gian là doanh nghiệp có vốn FDI; và liên kết ngược, giữa doanh nghiệp trong nước với các khách hàng là doanh nghiệp có vốn FDI.

Nhìn chung, cả ở phạm vi quốc gia, cũng như phạm vi thành phố Hà Nội, vấn đề chuyển giao công nghệ chưa thực sự được các doanh nghiệp quan tâm. So sánh giữa khu vực doanh nghiệp có vốn FDI và doanh nghiệp trong nước về vấn đề chuyển giao công nghệ cả theo chiều ngang và chiều dọc thì thấy, tỷ lệ doanh nghiệp có vốn FDI thực hiện chuyển giao cơng nghệ thấp hơn so với doanh nghiệp trong nước, trên cả 3 tiêu chí (chuyển giao cơng nghệ là một điều khoản ghi rõ trong hợp đồng, chuyển giao công nghệ kèm theo hướng dẫn sử dụng nhưng không ghi trong hợp đồng, chuyển giao công nghệ không kèm theo hướng dẫn sử dụng và không ghi trong hợp đồng) [Phụ lục 3.9.]. Như vậy, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước; điều đó cũng đồng nghĩa, doanh nghiệp có vốn FDI chưa tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến thay đổi, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong nước.

3.2.2.5. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên số lao động trực tiếp làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013-2018 có xu hướng giảm

Có thể thấy, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên số lao động làm việc trực tiếp của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013-2018. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên số lao động làm việc trực tiếp trung bình theo năm giai giai đoạn 2013-2015 đạt mức 86,86 điểm, tăng lên 94,40 điểm giai đoạn 2016-2018 [Bảng 3.7.]. Như vậy, doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố cần nhiều vốn đầu tư thực hiện hơn để tạo ra một việc làm cho lao động trong giai đoạn 2016-2018, so với giai đoạn 2013-2015. Điều đó cũng đồng nghĩa, hiệu quả tạo việc làm đã có xu hướng giảm.

Trái ngược với xu hướng giảm của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, hiệu quả tạo việc làm xét trên phạm vi toàn Thành phố lại có xu hướng tăng. Điều đó được thể hiện qua xu hướng giảm của tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện số lao động làm việc trực tiếp tính chung trên

địa bàn Thành phố, từ 116,69 điểm giai đoạn 2013-2015, xuống mức 110,50 điểm giai đoạn 2016-2018. Hệ quả tất yếu là, khoảng cách tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên số lao động làm việc trực tiếp của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn so với mức chung của Thành phố có xu hướng được thu hẹp, từ mức giá trị 29,83 điểm giai đoạn 2013-2015, xuống mức 16,10 điểm giai đoạn 2016-2018 [Bảng 3.7.]. Như vậy, hiệu quả tạo việc làm của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố có xu hướng giảm và ranh giới về khoảng cách so với mức mặt bằng chung của thành phố ngày càng được thu hẹp.

Bảng 3.7. Khoảng cách tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện/ Số lao động làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn

Thành phố Năm Thành phố Hà Nội doanh nghiệp có vốn FDI Khoảng cách ** (1) (2) (3=2-1) 2013 116,01 76,51 -39,50 2014 133,63 91,57 -42,06 2015 100,43 92,49 -7,94 2013-2015* 116,69 86,86 -29,83 2016 103,67 87,96 -15,71 2017 109,92 93,68 -16,24 2018 117,92 101,57 -16,35 2016-2018* 110,5 94,4 -16,1

*. Tính trung bình theo năm; **. Dấu “-” mang ý nghĩa điểm số khoảng cách của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI thấp hơn mức chung. Nguồn: [16; 17; 18; 19; 20; 22; 24] và tính tốn của tác giả. 3.2.2.6. Vấn đề bảo vệ mơi trường và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng thông qua “chỉ số trên mức tuân thủ” của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa được quan tâm đúng mức

Trên phương diện “chỉ số trên mức tuân thủ”, hai vấn đề quan trọng nhất trong xem xét trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của doanh nghiệp có vốn

FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội là BVMT và giảm nghèo. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố tham gia và/ hoặc hỗ trợ tài chính cho cộng đồng trong các vấn đề BVMT khá thấp (dưới 20,00%) so với doanh nghiệp tư nhân (28,20%) và doanh nghiệp nhà nước (33,48%) trên địa bàn. Kết quả tương tự cũng xảy ra đối với tỷ lệ doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố tham gia và/ hoặc hỗ trợ tài chính cho cộng đồng trong các vấn đề giảm nghèo, với mức tỷ lệ khá thấp của doanh nghiệp có vốn FDI (ở mức dưới 9,00%) so với doanh nghiệp tư nhân (24,58%) và doanh nghiệp nhà nước (36,03%). Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố tham gia và/ hoặc hỗ trợ tài chính cho cộng đồng trong các vấn đề về BVMT và giảm nghèo đều có xu hướng giảm trong những năm gần đây [Phụ lục 3.7.]. Điều đó chứng tỏ, doanh nghiệp có vốn FDI chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có tính chất tự nguyện, với các chỉ số “trên mức tuân thủ”.

Nhận thức về vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thanh phố Hà Nội gây ra, 51% các doanh nghiệp cho rằng hoạt động SX - KD của mình khá là ơ nhiễm, 40% các doanh nghiệp cho rằng mức độ ô nhiễm môi trường do họ gây ra là hơi ô nhiễm, 9% các doanh nghiệp cịn lại cho rằng họ khơng gây ô nhiễm môi trường [92, tr. 48]. Các sai phạm thường gặp về vấn đề mơi trường của doanh nghiệp có vốn FDI trong hoạt động thanh tra về môi trường của các cơ quan QLNN là vi phạm tiêu chuẩn môi trường về khí thải, nước thải, chất thải rắn... Nhìn chung, việc tuân thủ các quy định môi trường được các doanh nghiệp thực hiện chủ yếu dưới

Một phần của tài liệu Luận án hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w