III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY NHÂN SỰ CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ
CỦA LUẬT SƯ
Lịch sử của nghề luật sư ở Việt Nam bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đô hộ Việt Nam. Sự phát triển của nghề luật sư, về cơ bản, phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Vì vậy, hoạt động đầu tư nước ngồi tại Việt Nam và sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đặc biệt là từ giai đoạn cuối thế kỷ XX cho đến nay, đã kéo theo sự phát triển của nghề luật sư đưa nghề luật sư trở thành một nghề có vị trí cao trong xã hội.
Giai đoạn đầu những năm 90 thế kỷ XX, khi nhắc đến Luật sư người ta thường chỉ liên tưởng đến Luật sư tranh tụng. Hình ảnh tiêu biểu của Luật sư trong xã hội lúc đó là ra tịa và đại diện cho khách hàng tại tịa trong các vụ việc về hình sự và dân sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, đội ngũ luật sư tư vấn cho khách hàng trong các giao dịch thương mại cũng từng bước được hình thành bên cạnh các Luật sư tranh tụng.
Việc ra đời của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc, mở đường cho sự phát triển của nghề luật sư nói chung, tạo cơ sở ban đầu của làn sóng gia nhập thị trường pháp lý Việt Nam của các công ty luật quốc tế danh tiếng đến từ các nước như Anh, Mỹ, Ôxtrâylia.
Tại thời điểm đó, pháp luật về Luật sư quy định phạm vi hành nghề của Luật sư Việt Nam bao gồm: (i) Tư vấn pháp luật, (ii) Tham gia tố tụng,
và (iii) Các dịch vụ pháp lý khác1. Trong khi đó, các tổ chức hành nghề luật sư nước ngồi khơng được phép: (i) Tham gia tố tụng để bào chữa hay đại diện cho khách hàng trước Tòa án Việt Nam, hay (ii) Tư vấn về luật Việt Nam, mà chỉ được tư vấn về luật nước ngồi và thơng lệ quốc tế2. Ngoài ra, tổ chức hành nghề luật sư nước ngồi cũng khơng được phép th Luật sư Việt Nam để làm việc cho mình3. Vì vậy, để có thể cung cấp dịch vụ tư vấn về luật pháp của Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài bắt buộc phải hợp tác với các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam4.Chính hoạt động hợp tác giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài với các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam suốt những năm 90 thế kỷ XX đã góp phần đào tạo nên một thế hệ Luật sư Việt Nam có kinh nghiệm chuyên sâu về tư vấn và hiểu biết thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tư vấn luật. Rất nhiều Luật sư Việt Nam thế hệ này sau đó đã đứng ra thành lập các tổ chức hành nghề luật sư và khẳng định được uy tín trên thị trường pháp lý Việt Nam5.
Tiếp theo đó, Pháp lệnh luật sư năm 2001 và gần đây nhất là Luật luật sư đều có những quy định để mở rộng dần phạm vi hành nghề của Luật sư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam. Thông thường, phạm vi hành nghề (hay lĩnh vực hành nghề) của Luật sư bao gồm bốn loại hình dịch vụ pháp lý sau:
- Tham gia tố tụng; - Tư vấn pháp luật6;