II. KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ Hoạt động tư vấn pháp luật và hoạt động tranh tụng là hai hoạt
3. Tư vấn bằng văn bản
Để một ý kiến pháp lý bằng văn bản hay thư tư vấn trở nên có hiệu quả và hữu dụng cho khách hàng, thì cần có hai yếu tố cốt lõi:
- Ý kiến tư vấn phải có tính trí tuệ (như giải quyết được vấn đề của khách hàng, phân tích được hiện trạng pháp lý của vấn đề, v.v.).
- Vấn đề của khách hàng cần phải được tóm tắt lại thành những yếu tố cốt lõi để khách hàng có thể hiểu rõ vấn đề của mình, nhận biết được phạm vi trả lời của Luật sư. Trong trường hợp khách hàng thấy rằng nhận thức về vấn đề của Luật sư còn chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp, thì có thể hiệu chỉnh, bổ sung cho Luật sư để bảo đảm ý kiến tư vấn được phù hợp với vấn đề của khách hàng.
Để thực hiện được hai yếu tố trên, một ý kiến pháp lý bằng văn bản hoặc thư tư vấn cần bảo đảm bốn nội dung chính sau:
- Tóm tắt vấn đề, yêu cầu, câu hỏi của khách hàng.
- Danh mục các văn bản pháp luật mà Luật sư đã nghiên cứu: Liệt kê tất cả các văn bản pháp luật mà Luật sư đã nghiên cứu để đưa ra được ý kiến pháp lý. Việc liệt kê văn bản pháp luật nhằm giúp cho các bên tra cứu, tham khảo lại các văn bản pháp luật này nếu cần thiết và/hoặc sẽ tra cứu các văn bản khác chưa được liệt kê để có thể tìm kiếm thêm các giải pháp pháp lý khác.
- Nhận định của Luật sư: Phân tích hiện trạng pháp lý của vấn đề và đề xuất một số giải pháp (nếu có).
- Ý kiến của Luật sư: Kết luận của Luật sư về vấn đề pháp lý và đề xuất giải pháp pháp lý mà Luật sư xác định là phù hợp để giải quyết vấn đề của khách hàng.
Tùy theo yêu cầu của khách hàng và nội dung của vấn đề pháp lý mà thư tư vấn có thể dài hay ngắn, chi tiết hay tóm lược. Khách hàng thường mong muốn có một thư tư vấn, ý kiến pháp lý ngắn gọn và đi thẳng vào nội dung mà khách hàng cần được tư vấn. Trong nhiều trường hợp, việc trả lời ngắn gọn lại khơng giúp khách hàng hiểu rõ tình trạng pháp lý và giải pháp pháp lý để giải quyết vấn đề. Do đó, Luật sư cần thảo luận với khách hàng hoặc đánh giá được nhu cầu của khách hàng đối với mức độ trình bày của thư tư vấn.
Đối với bất kỳ đối tượng khách hàng nào, ngôn ngữ sử dụng trong thư tư vấn hay ý kiến pháp lý cũng cần đơn giản, dễ hiểu và ngắn gọn cho dù vấn đề phức tạp. Đối với những thuật ngữ pháp lý ít được sử dụng thì nên có thêm giải thích về nội hàm của thuật ngữ đó, ví dụ: Thừa phát lại, quản tài viên, chào bán cổ phần riêng lẻ, v.v..
Có nhiều cách trình bày ý kiến pháp lý/thư tư vấn như cách trình bày theo trật tự bốn nội dung nêu trên (như mẫu thư tư vấn 1) hoặc trình bày phân tích vấn đề trước (như mẫu thư tư vấn 2) hoặc khuyến nghị của Luật sư về giải pháp được nêu ngay tại phần đầu để khách hàng nắm bắt được cách giải quyết sớm (mẫu thư tư vấn 3).
Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... ♦ 123 Mẫu Thư tư vấn 1
[Tiêu đề thư của tổ chức hành nghề (nếu có)]
Ý KIẾN PHÁP LÝ/THƯ TƯ VẤN
Kính gửi: Ơng/Bà.............................................. Địa chỉ: ..............................................
Về việc: .........................................................
Kính thưa Ơng/Bà ......................,
I. YÊU CẦU/CÂU HỎI CỦA KHÁCH HÀNG
Tóm tắt yêu cầu hoặc câu hỏi của khách hàng