1. Định nghĩa và đặc điểm của hoạt động đại diện ngoài tố tụng
Đại diện ngoài tố tụng của là hoạt động thay mặt mà Luật sư cung cấp cho khách hàng trong giải quyết các công việc mà Luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc
Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... ♦ 95
theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động. Khi đại diện cho khách hàng, Luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo điều 76 Luật luật sư, Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một Luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam. Do vậy, phạm vi hành nghề trong hoạt động đại diện ngồi tố tụng cũng khơng áp dụng đối Luật sư nước ngoài khi các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến pháp luật Việt Nam.
Hoạt động đại diện ngồi tố tụng của Luật sư có những đặc điểm sau: - Về tính chất, đại diện ngồi tố tụng của là một trong bốn phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư, theo đó Luật sư thực hiện chức năng đại diện, theo ủy quyền của khách hàng để tiến hành các công việc mà Luật sư đã nhận theo thỏa thuận với khách hàng;
- Về phạm vi ủy quyền, hoạt động đại diện ngồi tố tụng có thể bao gồm tồn bộ thỏa thuận giữa Luật sư và khách hàng về các công việc cần thực hiện theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
- Về hình thức đại diện, thỏa thuận về việc Luật sư đại diện cho
khách hàng luôn phải được thực hiện bằng văn bản, theo đó, các bên phải lập giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền được Công chứng viên chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền chứng thực.
Về trách nhiệm pháp lý của Luật sư, khi đại diện cho khách hàng,
Luật sư có quyền, nghĩa vụ như một người đại diện theo ủy quyền của khách hàng theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Lĩnh vực Luật sư đại diện ngoài tố tụng
Theo Điều 4, Điều 22 và Điều 29 Luật luật sư, các lĩnh vực pháp lý mà Luật sư có thể cung cấp dịch vụ đại diện ngồi tố tụng là rất rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực pháp luật, ngoại trừ các lĩnh vực bị cấm theo quy định của các luật, bộ luật tố tụng về hình sự, dân sự và hành chính.
3.u cầu của đại diện ngồi tố tụng của Luật sư
Về hình thức pháp lý, Luật sư và khách hàng xác lập quan hệ ủy
quyền thông qua văn bản ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền, văn này phải được công chứng hoặc chứng thực;
Về nội dung và phạm vi công việc đại điện, để tránh các rắc rối pháp
lý phát sinh, trong văn bản ủy quyền cần thỏa thuận rõ nội dung công việc mà Luật sư đại diện, phạm vi, thời gian, thù lao và chi phí đại diện hoặc phương thức tính chi phí, đồng thời cũng cần thỏa thuận rõ các quyền và nghĩa vụ khác giữa hai bên.
Về kỹ năng đại diện, để đại diện cho khách hàng có hiệu quả, bảo
vệ quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng, ngoài nắm vững các quy định pháp luật chung, Luật sư cần nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật chuyên ngành, các chuẩn mực kinh tế - xã hội trong lĩnh vực được đại diện để vận dụng, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
4. Trách nhiệm của Luật sư khi đại diện ngoài tố tụng
Khi đại diện ngồi tố tụng, nếu khơng tn thủ đúng quy định pháp luật và Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư, Luật sư sẽ chịu trách nhiệm với những hành vi của mình. Trách nhiệm của Luật sư khi đại diện ngoài tố tụng cũng bao gồm hai loại là trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp (trách nhiệm kỷ luật).
- Trách nhiệm pháp lý của Luật sư bao gồm:
+ Trách nhiệm hình sự:
Khi thực hiện hành vi đại diện ngoài tố tụng vượt quá phạm vi ủy quyền, vi phạm pháp luật, xâm hại quyền lợi của khách hàng, của nhà
Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... ♦ 97
nước hoặc các chủ thể khác đến mức bị coi là tội phạm, Luật sư sẽ bị xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.
+ Trách nhiệm hành chính:
Khi đại diện ngồi tố tụng cho khách hàng, Luật sư thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hành chính với hành vi của mình. Luật sư có thể bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, ngồi ra có thể bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác nếu có hành vi vi phạm khi đại diện cho khách hàng.
+ Trách nhiệm dân sự:
Khi đại diện ngồi tố tụng, Luật sư có thể phải chịu trách nhiệm dân sự trong hợp đồng. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng của Luật sư khi đại diện ngoài tố tụng là trách nhiệm phát sinh khi Luật sư vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc hợp đồng ủy quyền đã ký kết, gây thiệt hại cho khách hàng, phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
- Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp (trách nhiệm kỷ luật): là loại trách nhiệm thứ hai của Luật sư có thể phát sinh khi đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng, được quy định và áp dụng tương tự như trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp cùa Luật sư khi tham gia tố tụng (tham khảo trang 93).