Điều 154 và Điều 155 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm: (i) Đại diện cho tổ chức, cá

Một phần của tài liệu Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 1: Luật sư và hành nghề luật sư (Phần 1) (Trang 74 - 76)

I. TƯ VẤN PHÁP LUẬT

4. Điều 154 và Điều 155 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm: (i) Đại diện cho tổ chức, cá

quy định: Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm: (i) Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; (ii) Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp; và (iii) Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Nếu muốn tham gia tư vấn pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và liên quan đến việc xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, Luật sư và/hoặc tổ chức hành nghề luật sư phải đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Một cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại điện sở hữu công nghiệp khi đáp ứng các điều kiện: (i) Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, và (ii) Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Để đáp ứng điều kiện về chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Luật sư phải thỏa mãn một số điều kiện cụ thể hơn, trong đó quan trọng nhất là tiêu chí đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức. Tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cũng phải đáp ứng các điều kiện nhất định do pháp luật quy định và phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ để được công nhận là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp.

Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... 75

Hiện nay, các tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực hoạt động tư vấn pháp luật chính sau đây:

- Giao dịch thương mại, đầu tư nước ngồi và hoạt động cơng ty (bao gồm cả hoạt động mua bán và sáp nhập):

Đây là lĩnh vực lớn và phổ biến nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các tổ chức hành nghề luật sư hiện nay. Phần lớn các tổ chức hành nghề luật sư tập trung vào các giao dịch thương mại, đầu tư nước ngoài và hoạt động công ty, bao gồm cả hoạt động mua bán và sáp nhập. Doanh thu từ hoạt động tư vấn về mua bán, sáp nhập thường chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ cơ cấu doanh thu của một tổ chức hành nghề luật sư. Công việc cụ thể của lĩnh vực này là các tổ chức hành nghề luật sư giúp khách hàng thành lập công ty hoặc xin giấy phép dự án đầu tư tại Việt Nam và tư vấn trong suốt thời gian hoạt động của công ty hoặc dự án. Các vấn đề tư vấn chủ yếu liên quan đến lao động, xây dựng, bất động sản, bảo hiểm, huy động vốn và thuế.

- Tài chính - ngân hàng:

Thị trường dịch vụ pháp lý Việt Nam hiện nay chưa có nhiều tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam tư vấn về tài chính - ngân hàng. Đối với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng tương tự như vậy. Bởi lẽ, đây là lĩnh vực tương đối chuyên sâu và do lượng công việc không nhiều nên các tổ chức hành nghề luật sư ít đầu tư để phát triển mảng tư vấn này.

Tư vấn về tài chính - ngân hàng tại Việt Nam thông thường bao gồm: Tư vấn về tài trợ công ty, tài trợ dự án, tài trợ mua tài sản, các vấn đề về hoạt động ngân hàng và các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Thị trường vốn của Việt Nam đang ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của các hoạt động tư vấn về huy động vốn cổ phần (như các đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) và huy động vốn nợ (như phát hành trái phiếu).

- Sở hữu trí tuệ:

của nhiều tổ chức hành nghề luật sư. Tư vấn về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn tương đối đơn giản, chủ yếu tập trung vào đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế. Các tranh chấp phức tạp về nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế vẫn cịn khá ít tại Tịa án Việt Nam. Trong khi đó, có tương đối nhiều vụ việc mà tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam tham gia hỗ trợ khách hàng của mình trong các tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế tại các cơ quan tài phán nước ngoài.

Lĩnh vực, phạm vi tư vấn pháp luật của một số đối tượng đặc biệt như tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam hiện nay bị giới hạn và hẹp hơn nhiều so với các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam. Các đối tượng này chỉ được phép cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn tạo cơ hội cho các đối tượng đặc biệt này trong việc thực hiện dịch vụ tư vấn luật Việt Nam trong một số trường hợp nhất định hoặc nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định. Cụ thể là, các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được quyền tư vấn pháp luật Việt Nam thông qua các Luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình và các Luật sư nước ngồi sẽ được phép tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một Luật sư Việt Nam1.

Các Luật sư tư vấn hành nghề tại Việt Nam hiện nay có thể hành nghề tư vấn pháp luật dưới hình thức hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện thông qua việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho các tổ chức hành nghề luật sư2. Hành nghề với tư cách cá nhân là việc Luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư3. Sự khác biệt giữa Luật sư tư vấn

1. Điều 70 và 76 Luật luật sư. 2. Khoản 1 Điều 23 Luật luật sư.

Một phần của tài liệu Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 1: Luật sư và hành nghề luật sư (Phần 1) (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)