II. THAM GIA TỐ TỤNG
2. Khoản 1, 2 Điều 22 Luật luật sư.
Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... ♦ 87
- Luật sư tham gia tố tụng với mục đích chính là thực hiện nhiệm vụ bào chữa hoặc bảo vệ cho khách hàng trong các vụ án hình sự hoặc vụ, việc dân sự, vụ án hành chính. Luật sư được xác định tư cách tố tụng một cách độc lập, có các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo quy định tại các luật, bộ luật tố tụng có liên quan.
Khi tham gia tố tụng hình sự, Luật sư được xác lập tư cách là người bào chữa1 cho người bị buộc tội; người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, đương sự. Khi tham gia tố tụng phi hình sự, Luật sư được xác định tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư là hoạt động có tính đối kháng rất cao, đặc biệt là giữa Luật sư của các bên (bên buộc tội và bên gỡ tội trong vụ án hình sự; nguyên đơn/bị đơn trong vụ án phi hình sự). Sự đối kháng này ln diễn ra trong không gian và thời gian theo quy định của các luật, bộ luật tố tụng có liên quan.
Cụ thể hóa nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong hoạt động xét xử2, các luật, bộ luật tố tụng đã quy định rất rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền tranh tụng trong tố tụng nói chung và tại phần tranh luận tại phiên tịa nói riêng. Với vai trị là người hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, khi tham gia tố tụng, Luật sư sẽ thực hiện chức năng gỡ tội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố hoặc của bị hại, đương sự; tham gia với chức năng bào chữa, ngược lại với chức năng buộc tội của đại diện Viện Kiểm sát (trong vụ án hình sự) hoặc của những người tham gia tố tụng khác (trong vụ án dân sự theo nghĩa rộng) nhằm làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không gây oan sai và đảm bảo công bằng trong xét xử.