I. KỸ NĂNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP KHÁCH HÀNG
3. Đánh giá, phân tích yêu cầu của khách hàng và tư vấn
Đánh giá, phân tích nội dung yêu cầu của khách hàng từ góc độ pháp lý là cơng việc của Luật sư nhằm tìm giải pháp cho vấn đề của khách hàng.
Nhiều khách hàng tới gặp Luật sư là mong muốn có được ngay các ý kiến, giải pháp pháp lý để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh, nội dung của vấn đề và kinh nghiệm nghề nghiệp mà Luật sư có thể hoặc chưa cung cấp được ngay giải pháp pháp lý. Những kỹ năng cơ bản của Luật sư về đánh giá, phân tích yêu cầu khách hàng trong một cuộc họp/tiếp xúc, như sau:
- Giải thích về khả năng pháp lý đối với vấn đề của khách hàng; - Thảo luận sơ bộ với khách hàng về những giải pháp tạm đề xuất (bao gồm giải pháp pháp lý và giải pháp khác), đánh giá lại các ưu điểm và nhược điểm của giải pháp đã đề xuất;
- Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để tư vấn cho khách hàng và giúp khách hàng đưa ra quyết định cho việc giải quyết vấn đề của mình;
Trong quá trình lắng nghe, Luật sư không nên trả lời các cuộc điện thoại khơng có hẹn trước hoặc khơng phải là những cuộc điện thoại cấp thiết cần giải quyết ngay. Việc nghe điện thoại trong khi trao đổi mà chưa được khách hàng cho phép sẽ gây ấn tượng thiếu tôn trọng khách hàng. Trong nhiều tình huống, thời gian tiếp xúc khách hàng là khoảng thời gian được trả phí, nên khách hàng hồn tồn có quyền khiếu nại đối với hành vi này.
Trong quá trình lắng nghe và đặt câu hỏi để tìm hiểu vấn đề, các thơng tin liên quan đến vấn đề, Luật sư cần xâu chuỗi các thơng tin mà khách hàng cung cấp để tìm ra yếu tố mấu chốt. Khi có được yếu tố mấu chốt, Luật sư sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm giải pháp pháp lý hoặc giải pháp khác phù hợp.
Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... ♦ 107
- Trình bày cho khách hàng những vấn đề pháp lý theo ngôn ngữ và hình thức phù hợp với năng lực của khách hàng.
Lưu ý, nếu chưa sẵn sàng để phân tích pháp lý và đưa ra ý kiến tư vấn, thì Luật sư có thể đặt lịch hẹn làm việc lại với khách hàng vào một thời điểm khác. Trên thực tế, khách hàng nào cũng muốn có ý kiến tư vấn được nghiên cứu kỹ càng và có giải pháp pháp lý tốt nhất. Do đó, Luật sư có thể giải thích, thơng báo về khoảng thời gian cần để nghiên cứu và đưa ra ý kiến tư vấn cho khách hàng.
Các ý kiến Luật sư tư vấn cho khách hàng tại cuộc tiếp xúc cần được trình bày ngắn gọn, bằng ngơn ngữ dễ hiểu. Luật sư có thể thỏa thuận với khách hàng về việc cung cấp thư tư vấn sau cuộc tiếp xúc để khách hàng có thể lưu giữ và thực hiện. (Kỹ năng tư vấn sẽ được đề cập chi tiết hơn ở Phần 2 Mục II chương này).
4. Ghi chép
Ghi chép là một kỹ năng quan trọng trong quá trình hành nghề luật sư. Khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư không thể nhớ hết những thơng tin mà họ trình bày nên cần ghi chép lại để có thể dựa vào đó mà tư vấn. Tuy vậy, Luật sư cũng không nên tập trung vào ghi chép mà thiếu đi sự giao lưu, đặt câu hỏi trong quá trình tiếp xúc với khách hàng.
Trong quá trình tiếp xúc hoặc khi khách hàng kết thúc trình bày, Luật sư cần kiểm tra lại các ghi chép của mình và hỏi lại khách hàng những vấn đề có thể cịn thiếu, chưa lơgic, hợp lý mà Luật sư phát hiện được từ bản ghi chép.
Không phải vấn đề nào của khách hàng cũng có thể giải quyết hiệu quả bằng giải pháp pháp lý. Ví dụ, Luật sư có thể tư vấn các bên tìm biện pháp thay đổi mẫu thiết kế nhãn hiệu hàng hóa để bảo đảm tính riêng biệt, tính mới và cơ hội tiếp cận thị trường thay vì tiến hành kiện tụng để tìm kiếm cơ hội sử dụng mẫu thiết kế nhãn hiệu bị tranh chấp sau khi đã phân tích cho khách hàng về tình trạng pháp lý của họ.