II. THAM GIA TỐ TỤNG
1. Định nghĩa và đặc điểm của hoạt động tham gia tố tụng
Theo quy định tại Điều 22 Luật luật sư, hoạt động tham gia tố tụng là một trong bốn phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư cho khách hàng. Đây là phương diện quan trọng đối với Luật sư trong hành nghề. Bởi lẽ, hoạt động tham gia tố tụng/tranh tụng của Luật sư luôn gắn liền với hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước;
Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... ♦ 85
ảnh hưởng trực tiếp đến tự do, tài sản, các quyền nhân thân, thậm chí cả tính mạng của khách hàng. Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử1 là một trong những nguyên tắc đã sớm được hiến định, bao gồm quá trình giải quyết vụ án tại Tịa án. Theo đó, các bên được quyền tranh tụng và hoạt động xét xử của tịa án là độc lập và cơng khai, các bên (bên buộc tội và bên gỡ tội trong vụ án hình sự; nguyên đơn, bị đơn trong vụ án phi hình sự) có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, xét hỏi và tranh luận trước tịa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật tố tụng. Tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng dựa trên kết quả tranh tụng cơng khai tại phiên tịa. Luật sư tham gia tố tụng để thực hiện nguyên tắc bảo đảm tranh tụng, bào chữa, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Tóm lại, tham gia tố tụng là hoạt động của Luật sư trong việc cung
cấp dịch vụ pháp lý với tư cách người bào chữa, người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Để thực hiện được hoạt động này, Luật sư cần vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức, kỹ năng, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật tố tụng có liên quan.
Theo thơng lệ quốc tế, hoạt động tham gia tố tụng chỉ dành cho Luật sư nước sở tại theo chủ quyền quốc gia và theo phạm vi mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý. Ở Việt Nam, theo Nghị quyết 71/NQ-QH ngày 29-11-2006 của Quốc Hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Luật luật sư, hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư không thuộc phạm vi hoạt động của Luật sư nước ngoài. Cụ thể, Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam chỉ được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một Luật sư Việt Nam, không được