II. THAM GIA TỐ TỤNG
1. Khoản 3 Điều 103 Hiến pháp năm 2013.
tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam1.
Do vậy, hoạt động tham gia tố tụng chỉ có thể được thực hiện bởi Luật sư Việt Nam (Luật sư có quốc tịch Việt Nam). Luật sư có quyền tham gia tố tụng trong tất cả các vụ án, bao gồm cả vụ án hình sự và các vụ án khác (vụ án phi hình sự), cụ thể:
- Đối với vụ án hình sự, Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị buộc tội hoặc với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, v.v..
- Đối với vụ án phi hình sự (vụ án dân sự, theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, bao gồm: Vụ án dân sự, hơn nhân, gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại, hành chính), Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính; của người yêu cầu trong các việc về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ và các việc khác theo quy định của pháp luật2.
Cần lưu ý, hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư có các đặc điểm sau đây: - Là một trong bốn phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư theo quy định, chỉ diễn ra trong các hoạt động tố tụng, được sự điều chỉnh chặt chẽ bởi các luật, bộ luật tố tụng có liên quan.
Nếu hoạt động tư vấn, đại diện ngoài tố tụng cũng như cung cấp các dịch vụ pháp lý khác được phép thực hiện trong hầu hết các lĩnh vực thì hoạt động tham gia tố tụng diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp hơn là các lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự (mở rộng).