Nghèo đói và thước đo nghèo đói

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜN G HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

4.4. Nghèo đói và thước đo nghèo đói

4.4.1. Quan niệm về nghèo đói

Tại hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Băng Cốc - Thái Lan, năm 1993, định nghĩa “nghèo là tình trạng một bộ

phận dân cư khơng có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vừng và những phong tục tập quán ấy được xã hội thừa nhận”6

.

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội (Copenhagen, Đan Mạch, 1995) định nghĩa người nghèo là tất cả những ai có thu nhập thấp hơn dưới 1 đôla mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.

Theo Ngân hàng thế giới, nghèo đói là sự thiếu hụt không thể chấp nhận được trong phúc lợi xã hội của con người, bao gồm cả khía cạnh sinh lý học và xã hội học. Thiếu hụt về sinh lý học là không đáp ứng nhu

cầu vật chất và sinh học như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục và nhà ở. Thiếu hụt về mặt xã hội liên quan đến những khái niệm bình đẳng, rủi ro và được tự chủ, tôn trọng trong xã hội.

Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 định nghĩa nghèo đói là tình trạng

bị thiếu thốn ở nhiều phương diện. Thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định. Đây là khái niệm được thừa nhận và sử dụng rộng rãi ở Việt nam.

Như vậy, có nhiều quan điểm về nghèo:

- Quan điểm xem xét nghèo trên phương diện thu nhập (khơng có đủ khả năng chi trả cho các nhu cầu cơ bản).

- Quan điểm xem xét nghèo trên phương diện phúc lợi xã hội (khó tiếp cận các dịch vụ).

- Quan điểm mới về nghèo không chỉ dựa vào thu nhập hay chi tiêu mà liên quan tới cơ hội, người nghèo là người ít có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.

Như vậy, tình trạng nghèo đói càng ngày càng được tiếp cận với phạm vi rộng hơn: trước kia nghèo là thiếu thốn trong tiêu dùng các nhu cầu cơ bản; sau đó nghèo là người khó tiếp cận các dịch vụ; và nghèo là ít các cơ hội và dễ bị tổn thương.

Nghèo thường gắn với các đối tượng dễ bị tổn thương. Vậy, các nguy cơ của tình trạng dễ bị tổn thương là:

- Các khía cạnh khác nhau của sự tổn thương: chính trị, kinh tế, xã hội. - Sự tổn thương phụ thuộc vào mức độ “phơi nhiễm” trước điều kiện tổn thương và mức độ nhạy cảm trước điều kiện tổn thương. Ví dụ: những người nghèo, đồng bào dân tộc vùng cao, những người già, những người di cư từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm, những người khuyết tật và mắc bệnh HIV,... là những người dễ bị tổn thương trước các cú sốc về kinh tế (như lạm phát), về khí hậu (như bão lụt, thiên tai), về xã hội (như dịch bệnh).

- Tình trạng dễ bị tổn thương làm tăng nguy cơ rủi ro trong cuộc sống (người nghèo đối mặt với nguy cơ rủi ro từ lạm phát, từ thiên tai, dịch bệnh lớn hơn). Những rủi ro đó lại khơng được bảo hiểm (ví dụ ốm đau khơng có bảo hiểm y tế, khơng có tiền chữa bệnh nên phải bán tài sản để chữa bệnh) nên gây ra tình trạng giảm thu nhập, tiêu dùng hiện tại (đã nghèo còn nghèo hơn).

- Những biện pháp chống đỡ với rủi ro của những người bị tổn thương là tiết kiệm chi tiêu (sức khỏe kém, suy dinh dưỡng), tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh (không đi kiểm tra sức khỏe kể cả khi thấy những bất thường), cho con thôi học để đi làm kiếm thu nhập... Điều đó càng làm cho họ giảm mức sống trong tương lai, rơi vào bẫy nghèo đói, tình trạng càng tệ hơn.

Nghèo đói là một vấn đề mang tính chất tồn cầu và địi hỏi sự nỗ lực tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để từng bước hạn chế và xóa bỏ nó ra khỏi đời sống dân cư. Theo quan niệm truyền thống, nghèo là sự thiếu thốn về vật chất, sống với mức thu nhập và tiêu dùng thấp, với đặc trưng là dinh dưỡng kém và điều kiện sống

thiếu thốn. Nhưng hiện nay hầu hết các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Liên hiệp quốc đều định nghĩa nghèo đói là đa chiều (không chỉ đơn chiều là thu nhập nữa) bao gồm các khía cạnh cơ bản sau:

- Sự khốn cùng về vật chất.

- Sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế.

- Có nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro (dễ bị rơi vào cảnh nghèo đói về thu nhập hoặc sức khỏe).

- Khơng có tiếng nói và quyền lực.

4.4.2. Thước đo nghèo đói

Một thước đo nghèo đói được sử dụng phổ biến nhất để xác định tình trạng (quy mơ) nghèo đói của một quốc gia là tỷ lệ nghèo đói - được xác định dựa trên công thức sau:

Tỷ lệ nghèo đói

Trong đó, một đối tượng được coi là người nghèo khi họ sống dưới

ngưỡng nghèo. Đây là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người

không nghèo. Ngưỡng nghèo, được định nghĩa là lượng tiền taka hoặc pêxơ hoặc đơla nhất định có được trong một ngày để chi tiêu, phản ánh mức độ khốn cùng về vật chất, nhưng không phản ánh hết việc đảm bảo vấn đề sức khỏe và giáo dục cơ bản.

Một gia đình có thể có đủ tiền để mua một rổ thực phẩm tối thiểu, nhưng chưa được sử dụng nước sạch, thức ăn không đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Theo ý nghĩa quan trọng này, tiếp cận nước sạch cùng với thu nhập bằng tiền được xem là nhân tố quyết định đói nghèo tuyệt đối.

Mức độ sẵn có của các dịch vụ cơng như chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản đều có thể có ảnh hưởng đến tình trạng đói nghèo hiện tại và kéo dài tình trạng đói nghèo qua các thế hệ. Điều này không phụ thuộc vào mức tiêu dùng hiện tại.

Một phương diện khác của đói nghèo là tình trạng dễ bị tổn thương trước những cú sốc bất lợi. Chi tiêu trong một giai đoạn có thể đưa một gia đình lên trên ngưỡng nghèo; nhưng sau một thời gian, thiên tai, suy thối kinh tế hoặc thậm chí bệnh tật hay sự qua đời của lao động chính trong gia đình đều có thể khiến gia đình này tái nghèo. Các gia đình

thường thốt nghèo rồi lại tái nghèo liên tục, do đó giảm mức độ tổn thương này mới có ý nghĩa thực sự trong việc cải thiện phúc lợi.

Đói nghèo là một phạm trù đa diện và rất nhiều phương diện của nó có thể lượng hóa được. Phương pháp được chú ý nhiều là lượng hóa đói nghèo theo thu nhập hoặc tiêu dùng. Các nhà kinh tế học phát triển thường sử dụng định nghĩa đói nghèo tuyệt đối khi xác định được một giá trị bằng tiền nhất định để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo.

Hầu hết các nước đều xác định ngưỡng nghèo của riêng nước mình, thường dựa trên chi phí bình qn đầu người cho một rổ tiêu dùng tối thiểu thực phẩm và một vài hàng hóa thiết yếu khác . Thực phẩm chiếm chủ đạo trong các rổ tiêu dùng này, vì nó chiếm từ 2/3 đến 3/4 tổng chi tiêu của người nghèo. Ở nhiều nước thu nhập thấp, ngưỡng nghèo được xác định dựa trên mức thu nhập tiêu chuẩn cần thiết để có thể đảm bảo ít nhất 2.000 calo một ngày.

Có hai cách chính để xác định ngưỡng nghèo:

Ngưỡng nghèo tuyệt đối: là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là

tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh. Ngưỡng nghèo này được xác định thơng qua chi phí cho một giỏ tiêu dùng tối thiểu đảm bảo mức độ dinh dưỡng tốt cho con người. Trên cơ sở đó, có 2 ngưỡng nghèo tuyệt đối:

- Ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm: ngưỡng nghèo đói ở mức thấp, được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan tổ chức khác xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho thể trạng mỗi con người là 2.100Kcal/người/ngày.

- Ngưỡng nghèo chung: ngoài lương thực thực phẩm, có tính tốn

đến chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực khác.

Ngưỡng nghèo tương đối: được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nước để phản ánh tình trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng.

Để so sánh mức độ nghèo đói giữa các quốc gia, Ngân hàng thế giới đã tính tốn ngưỡng nghèo tuyệt đối quốc tế (theo ngang giá sức mua)

cho các nước có thu nhập thấp là 1 đơla/người/ngày, cho các nước có thu nhập trung bình thấp là 2 đơla/người/ngày và cho các nước có thu nhập cao là 4 đôla/người/ngày.

Ở Việt Nam, việc phân tích và đánh giá tình trạng nghèo đói vẫn sử dụng một trong hai ngưỡng nghèo tuyệt đối. Theo đó, ngưỡng nghèo được áp dụng riêng cho từng khu vực căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và tình trạng giá cả hàng hóa tiêu dùng ở các khu vực khác nhau. Cụ thể, ngưỡng nghèo được xác định theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo:

ƒ Theo Việt nam chuẩn nghèo là dưới 200.000 đồng/ tháng cho khu vực nông thôn và 260.000 đồng/ tháng cho khu vực thành thị (giai đoạn 2006-2010).

ƒ Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn nghèo và cận nghèo được xác định, những hộ có thu nhập bình qn từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình qn 500.000 đồng/người/tháng; Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị là từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

ƒ Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 59/2015QĐ-TTg ngày 19-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn nghèo theo thu nhập, những hộ có thu nhập bình qn từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn), 900.000 đồng/ người/ tháng đối với khu vực thành thị; Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình qn từ 1.000.000 đồng/người/tháng (khu vực nơng thơn), từ 1.300.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị.

Sau khi đã lựa chọn ngưỡng nghèo, có rất nhiều cách để xác định mức

nghèo tuyệt đối. Cách đơn giản nhất là báo cáo số người nằm dưới ngưỡng

nghèo. Cách dễ hiểu không kém là dùng chỉ số đếm đầu, là tỉ lệ những

người sống dưới ngưỡng nghèo trên tổng dân số. Cách thứ ba là dùng

khoảng nghèo, thước đo mô tả mức độ nghiêm trọng của đói nghèo. Mức

độ nghiêm trọng của đói nghèo đề cập đến cả việc có bao nhiêu người nằm dưới ngưỡng nghèo lẫn việc họ cách ngưỡng này bao xa.

ƒ Tỷ lệ nghèo: là tỷ lệ phần trăm dân số dưới ngưỡng nghèo. Con số

này cho biết có bao nhiêu phần trăm người nghèo chứ khơng cho biết mức độ nghèo của họ đến đâu.

ƒ Khoảng nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người

nghèo với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi so sánh các nhóm dân cư trong một nước, khoảng nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm.

ƒ Chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI - Human Poor Index). Chỉ số HPI

còn được gọi là chỉ số nghèo tổng hợp, được Liên hiệp quốc sử dụng để đánh giá sự nghèo khổ của con người. Giá trị HPI của một nước cho biết sự nghèo khổ của con người sẽ ảnh hưởng tới bao nhiêu phần dân số của nước đó. Khi đem so sánh chỉ số HPI với chỉ số HDI, người ta sẽ thấy được sự phân phối thành tựu có được của một nước. Các nước có thể có HDI giống nhau nhưng giá trị HPI lại khác nhau.

Chúng ta chủ yếu tập trung vào định nghĩa theo tiêu dùng và thu nhập của đói nghèo tuyệt đối, nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được rằng đói nghèo là một phạm trù đa diện và khái niệm đầy đủ về sự nghèo khổ không thể phản ánh hết được nếu chỉ dùng thước đo thu nhập.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)