Phạm vi ảnh hưởng của thuế

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 59 - 68)

CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜN G HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

5.1. Công cụ thuế

5.1.4. Phạm vi ảnh hưởng của thuế

Phạm vi ảnh hưởng của thuế nghiên cứu khi một sắc thuế được ban hành, ai sẽ thực tế phải chịu gánh nặng về thuế. Có 3 nguyên tắc về phạm vi ảnh hưởng của thuế:

Nguyên tắc 1: trách nhiệm pháp lý của thuế không phân định rõ ai là người chịu thuế thực sự (dưới giác độ kinh tế và luật pháp).

Nguyên tắc 2: Khía cạnh thị trường mà thuế đánh vào (thuế bên cung hay bên cầu) khơng phản ánh chính xác sự phân chia gánh nặng thuế.

Nguyên tắc 3: Gánh nặng thuế phụ thuộc vào độ có dãn của cung hoặc cầu.

5.1.4.1. Nguyên tắc 1

Phạm vi ảnh hưởng của thuế do luật pháp quy định: xác định chủ

thể chịu trách nhiệm pháp lý về nghĩa vụ nộp thuế.

Thuế trực thu: người nộp thuế chính là người chịu thuế. Ví dụ thuế thu nhập cá nhân, người nộp thuế chính là người chịu thuế.

Thuế gián thu: người nộp thuế khác người chịu thuế. Ví dụ: người tiêu dùng mua 1 cái bút máy giá 20.000 đồng, thuế GTGT 10% là 2.000 đồng. Khi đó, người chịu thuế là người tiêu dùng; người có thu nhập nộp thuế là người bán.

Phạm vi ảnh hưởng của thuế về mặt kinh tế: thể hiện mức thay đổi

phân phối thu nhập thực của từng chủ thể do thuế gây ra.

Ví dụ, giả sử rằng ngày mai chính phủ sẽ áp đặt mức thuế 500 đồng mỗi lít xăng dầu và người sản xuất là người phải nộp thuế. Câu hỏi đặt ra là: ai là người thực sự chịu thuế?

Đồ thị biểu diễn thị trường xăng dầu với trục tung là giá trên mỗi lít xăng, trục hồnh là lượng xăng dầu, đơn vị tính là nghìn lít. Thị trường cân bằng tại mức giá 1.500VND và mức sản lượng là 100 nghìn lít.

Khi có thuế 500 đồng cho một lít xăng áp cho người sản xuất, đối với các nhà sản xuất, điều này tương đương với mức tăng 500 đồng/lít trong chi phí biên. Bởi vì các cơng ty phải trả cả chi phí ban đầu của họ và 500 đồng tiền thuế, nên họ yêu cầu một mức giá cao hơn để sản xuất ra mỗi lít xăng. Ban đầu, mức cung là 100 nghìn lít và do vậy mức giá mà công ty muốn bán ra giả sử là P2 = 2.000 đồng (cao hơn 500 đồng so với mức giá cân bằng ban đầu). Vì có thuế nên chi phí biên của người sản xuất tăng lên, dẫn tới đường cung dịch chuyển từ vị trí đường S1 sang đường S2, mức cung xăng dầu sẽ giảm.

Tại mức giá cân bằng ban đầu là 1.500 đồng, có hiện tượng dư cầu xăng. Người tiêu dùng muốn mua số lượng 100 nghìn lít với mức giá 1.500, nhưng sau khi có thuế, người sản xuất chỉ muốn cung cấp 80 nghìn lít, do vậy có sự khan hiếm xăng dầu nên giá cân bằng trên thị trường sẽ tăng lên. Giả sử trạng thái cân bằng mới của thị trường là điểm D với mức giá là 1.800 đồng và lượng là 90 nghìn lít. Như vậy, giá thị trường đã tăng 300 đồng so với trước khi có thuế.

Hình 5.1: Thị trường xăng dầu trước khi có thuế

P1=1.500

Như vậy, thuế đã gây ra 2 tác động: thứ nhất, thuế đã làm thay đổi mức giá bán xăng dầu trên thị trường (mức giá đã tăng lên 300 đồng) và thứ hai, các nhà sản xuất phải trả tiền thuế cho Chính phủ là 500 đồng cho mỗi lít xăng bán.

Đứng trên khía cạnh lợi ích của người sản xuất, khoản thuế 500 đồng cho mỗi lít xăng phải trả đã được bù đắp một phần do giá bán xăng dầu tăng lên. Trong trường hợp này, người sản xuất đã được bù 300 đồng, họ chỉ phải trả 200 đồng tiền thuế cho mỗi lít xăng bán ra.

Đứng trên khía cạnh lợi ích của người tiêu dùng, giá bán xăng tăng nên người tiêu dùng đã phải tiêu dùng xăng với giá cao hơn. Họ khơng phải là người nộp thuế cho chính phủ nhưng thực tế họ đã chịu phần lớn gánh nặng thuế (300 đồng cho mỗi lít xăng tiêu dùng). Việc tăng giá bán xăng trên thị trường đã chuyển gánh nặng thuế từ người sản xuất sang người tiêu dùng.

Gánh nặng thuế đối với người sản xuất và người tiêu dùng:

- Gánh nặng thuế đối với người sản xuất: (giá trước thuế - giá sau thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người sản xuất.

Áp dụng vào ví dụ trên ta có:

(P1 - P3) + 500 = (1.500 - 1.800) + 500 = 200

- Gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng: (giá sau thuế - giá trước thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hố bởi người tiêu dùng.

Áp dụng vào ví dụ trên ta có:

(P3 - P1) + 0 = (1.800 - 1.500) + 0 = 300

5.1.4.2. Nguyên tắc 2

Khía cạnh thị trường mà thuế đánh vào (thuế bên cung hay bên cầu) khơng phản ánh chính xác sự phân chia gánh nặng thuế. Phạm vi ảnh

hưởng của thuế là giống hệt nhau cho dù thuế đánh vào người sản xuất hay người tiêu dùng.

Cũng ví dụ trên, nguyên tắc này cho thấy dù mức thuế 500 đồng đánh vào người sản xuất hay người tiêu dùng thì người tiêu dùng cũng sẽ chịu gánh nặng thuế là 300 đồng và người sản xuất sẽ chịu 200 đồng .

Hình 5.3 xem xét tác động của mức thuế 500 đồng cho mỗi lít xăng đánh vào người tiêu dùng. Trong trường hợp này, thuế được thu thập từ người tiêu dùng tại các trạm bơm xăng khi họ trả tiền cho xăng chứ không phải từ các nhà sản xuất, như trong Hình 5.2.

Người tiêu dùng phải trả thêm một khoản thuế 500 đồng khi tiêu thụ mỗi lít xăng trên thị trường. Do đó, họ sẽ giảm nhu cầu dùng xăng, và đường cầu sẽ dịch chuyển vị trí từ D1 sang D2.

Trước khi có thuế, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá P1 = 1.500 đồng/ lít cho 100 nghìn lít, tại điểm cân bằng A. Khi có thuế, vì họ phải trả 500 đồng tiền thuế cho mỗi lít xăng nên bây giờ họ chỉ sẵn sàng trả giá P2 = 1.000 đồng cho mỗi lít xăng.

Trên thị trường, ở tại mức giá 1.500 đồng sẽ có hiện tượng dư cung vì người sản xuất sẵn sàng cung ứng 100 nghìn lít (tại điểm A) nhưng người tiêu dùng chỉ sẵn sàng mua 80 nghìn lít (tại điểm C) với mức giá đó. Số lượng cung dư thừa là 20 nghìn lít. Do vậy, người sản xuất sẽ phải giảm giá bán, giá cân bằng trên thị trường bây giờ chỉ là 1.300 đồng.

Như vậy, thuế đã gây ra 2 tác động: thứ nhất, nó đã thay đổi giá thị trường mà người tiêu dùng phải trả và giá mà người sản xuất nhận được cho mỗi lít xăng; mức giá này đã giảm 200 đồng từ 1.500 đồng xuống 1.300 đồng. Thứ hai, người tiêu dùng phải trả chính phủ 500 đồng cho mỗi lít xăng họ mua; tại mức giá cân bằng là 1.300 đồng cộng thêm 500 đồng thuế một lít khi tiêu dùng nên chi phí mà người tiêu dùng trả (giá cộng thuế) là 1.800 đồng tại điểm E.

Từ quan điểm của người tiêu dùng, khoản thuế 500 đồng được bù đắp bằng việc giá xăng trên thị trường giảm 200 đồng. Từ quan điểm của nhà sản xuất, họ đã bán hàng hồ của mình thấp hơn 200 đồng cho mỗi lít. Mặc dù người sản xuất không trực tiếp nộp thuế nhưng cả hai đều chịu gánh nặng thuế.

- Gánh nặng thuế đối với người sản xuất: (giá trước thuế - giá sau thuế)+ thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người sản xuất.

Áp dụng vào ví dụ trên ta có : (P1 - P3) + 0 = (1.500 - 1.300) + 0 = 200 - Gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng: (giá sau thuế - giá trước thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người tiêu dùng.

Áp dụng vào ví dụ trên ta có:

(P3 - P1) + 500 = (1.300 - 1.500) + 500 = 300

Lưu ý rằng, gánh nặng thuế trong trường hợp này tương tự như gánh nặng thuế trong ví dụ trước, người tiêu dùng phải trả 500 đồng thuế khi mua xăng, nhưng lại mua xăng với mức giá 1.300 (thấp hơn so với mức 1.500). Cộng hai khoản lại (thuế và giá) thì người tiêu dùng phải trả mức 1.800 đồng cho mỗi lít xăng. Người sản xuất khơng phải trả thuế nhưng họ nhận được mức giá bán thấp hơn (trước thuế họ bán xăng với giá 1.500, sau thuế họ chỉ bán với giá 1.300 đồng).

5.1.4.3. Nguyên tắc 3

Gánh nặng thuế phụ thuộc rất lớn vào độ co dãn của cung hoặc cầu, vào sự thay đổi của lượng cung, hoặc lượng cầu khi giá hàng hoá thay đổi.

Trường hợp cầu hồn tồn khơng co dãn (Perfectly Inelastic Demand)

Với ví dụ trên, trong đó mức thuế 500 đồng được đánh vào nhà sản xuất cho mỗi lít xăng, nhưng giả sử rằng người tiêu dùng có nhu cầu hồn tồn khơng co dãn, như thể hiện trong Hình 5.4. Tại trạng thái cân bằng ban đầu, giá 100 nghìn lít là P1 (1.500 đồng). Khi thuế được áp dụng đối với các nhà sản xuất, mức thuế này tương đương với việc tăng chi phí sản xuất biên lên 500 đồng, nên làm giảm mức cung hàng hoá, đường cung dịch chuyển vị trí từ S1 sang S2.

Điểm cân bằng mới của thị trường tại mức giá P2 = 2.000 đồng, cao hơn 500 đồng so với mức giá cũ P1 = 1.500 đồng.

Khi cầu thị trường hồn tồn khơng co dãn, gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng và người sản xuất được xác định như sau:

- Gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng: (giá sau thuế - giá trước thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người tiêu dùng.

Áp dụng vào ví dụ trên ta có: (P2 - P1) + 0 = (2.000 - 1.500) = 500 - Gánh nặng thuế đối với người sản xuất: (giá trước thuế - giá sau thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người sản xuất.

Áp dụng vào ví dụ trên ta có : (P1 - P2) + 500 = (1.500 - 2.000) + 500 = 0 Như vậy, khi cầu hồn tồn khơng co dãn, người sản xuất không chịu thuế mà gánh nặng thuế rơi hoàn toàn vào người tiêu dùng.

Trường hợp cầu hoàn toàn co dãn (Perfectly Elastic Demand)

Trường hợp cầu hoàn tồn co dãn được biểu diễn trên đồ thị Hình 5.5. Tại trạng thái cân bằng ban đầu, giá 100 nghìn lít là P1 (1.500 đồng). Khi thuế được áp dụng đối với các nhà sản xuất, đường cung dịch chuyển vị trí từ S1 sang S2, lúc này mức cung sẽ là Q2=80 còn mức giá vẫn được giữ nguyên ở mức P1= 1.500 đồng.

Khi cầu thị trường hoàn toàn co dãn, gánh nặng thuế đối với người sản xuất và người tiêu dùng được xác định như sau:

- Gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng: (giá sau thuế - giá trước thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người tiêu dùng.

Áp dụng vào ví dụ trên ta có: (P1 - P1) + 0 = (1.500- 1.500) = 0 - Gánh nặng thuế đối với người sản xuất: (giá trước thuế - giá sau thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người sản xuất.

Áp dụng vào ví dụ trên ta có: (P1 - P1) + 500 = (1.500 - 1.500) + 500 = 500 Như vậy, khi cầu hoàn toàn co dãn, người tiêu dùng không chịu thuế mà gánh nặng thuế rơi hoàn toàn vào người sản xuất.

Khái quát lại: Với những hàng hố có cầu co dãn thì gánh nặng thuế

thường rơi vào người sản xuất bởi hàng hố có cầu co dãn thường là những hàng hố có nhiều hàng hố thay thế, ví dụ như đồ ăn nhanh (fast food) (thay thế cho fast food có thể là phở hoặc cơm, bánh mì). Khi chính phủ đánh thuế vào fast food, người cung cấp fast food thấy rằng khó có thể tăng giá fast food, bởi nếu tăng giá thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang ăn phở, cơm hoặc bánh mì, vì thế nhà cung cấp sẽ chịu gánh nặng thuế.

Ngược lại, với những hàng hố có cầu kém co dãn thì gánh nặng thuế thường rơi vào người tiêu dùng, ví dụ như với insulin, một loại thuốc dành cho bệnh nhân bị tiểu đường. Insulin có cầu kém co dãn vì đây là thuốc đặc trị, khơng có sản phẩm thay thế. Khi chính phủ đánh thuế vào insulin, nhà sản xuất dễ dàng tăng mức giá bán insulin và người tiêu dùng khơng có lựa chọn khác nên sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn.

Trường hợp cung có độ co dãn khác nhau

Độ co dãn của cung cũng ảnh hưởng đến phân phối gánh nặng thuế. Đường cung co dãn hơn khi các nhà cung cấp có nhiều sự thay thế hơn đối với nguồn lực đầu vào họ có thể được sử dụng. Trong ngắn hạn, một nhà sản xuất thép có cung kém co giãn bởi vì đầu tư vào các nhà máy thép là khá tốn kém và do vậy có ít sự lựa chọn thay thế đối với sản xuất thép. Các nhà máy không dễ chuyển đổi từ sản xuất thép sang sản xuất sản phẩm nhựa hoặc gỗ. Vì vậy, đường cung về thép sẽ kém co giãn.

Ngược lại, việc kinh doanh từ các cửa hàng trên phố (các mặt hàng như đồng hồ, ví, khăn quàng cổ,...) tại thành phố Hà Nội là rất co dãn, vì các chủ cửa hàng dễ dàng di chuyển vốn của mình sang kinh doanh hoặc đầu tư cho hoạt động khác nếu họ bị đánh thuế.

So sánh phạm vi ảnh hưởng của thuế đối với nhà sản xuất thép và chủ kinh doanh đối với đường cầu bất kỳ được thể hiện ở Hình 5.6.

Đồ thị (a) của Hình 5.6 cho thấy tác động của thuế đến nhà sản xuất thép, thị trường thép ban đầu ở trạng thái cân bằng tại điểm A. Khi có thuế, công ty thép sẽ giảm bớt sản lượng thép sản xuất ra với một lượng không lớn bởi hiệu quả của lợi thế theo quy mơ (với lượng máy móc thiết bị cố

định, sản lượng đầu ra phải ở một mức đủ lớn để sản xuất hiệu quả). Kết quả là, ngay cả khi công ty thép phải trả thuế cho chính phủ đối với từng đơn vị thép sản xuất, họ vẫn không muốn giảm sản lượng sản xuất. Do đó, đường cung thép của cơng ty dịch chuyển vị trí từ S1 đến S2. Giá thép tăng nhẹ từ P1 đến P2, và lượng thép bán ra giảm xuống chỉ từ Q1 xuống Q2; trạng thái cân bằng mới là điểm B. Vì giá thép tăng là rất nhỏ, nó khơng đủ bù đắp thuế mà cơng ty thép phải trả. Do đó, cơng ty thép chịu phần lớn gánh nặng thuế, và người tiêu dùng thép chịu phần rất nhỏ (vì họ phải trả với mức giá không cao hơn nhiều so với trước khi có thuế).

Đồ thị (b) của Hình 5.6 cho thấy tác động của mức thuế đối với chủ kinh doanh trên phố. Các chủ kinh doanh rất nhạy cảm với chi phí sản xuất của các mặt hàng họ kinh doanh, dẫn đến đường cung rất co dãn. Ban đầu, họ sẵn sàng cung cấp một số lượng Q1 hàng hố tại mức giá P1. Nếu chính phủ buộc họ phải trả thuế cho mỗi đơn vị hàng hố họ bán ra, thì nhiều chủ kinh doanh sẽ di chuyển ra khỏi lĩnh vực kinh doanh đó để tham gia vào những lĩnh vực kinh doanh khác có lợi nhuận cao hơn. Đường cung do đó sẽ dịch chuyển vị trí từ S1 đến S2, với mức giá tăng từ P1 lên P2, và số lượng hàng hoá bán ra giảm từ Q1 xuống Q2 (điểm B). Mức giá bán hàng hoá trên thị trường tăng mạnh, điều đó đã bù đắp phần lớn mức thuế cho các chủ kinh doanh. Do vậy, gánh nặng thuế họ chịu rất nhỏ, và người tiêu dùng sẽ chịu phần lớn gánh nặng từ thuế.

Như vậy, nguyên tắc về phạm vi ảnh hưởng của thuế đối với độ co dãn của đường cung cũng tương tự như độ co dãn của đường cầu: cung càng co dãn thì gánh nặng thuế sẽ càng rơi vào người tiêu dùng, cung càng kém co dãn thì gánh nặng thuế sẽ càng rơi vào người sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)